lam-the-nao-de-quang-ba-thuong-hieu

Làm Thế Nào Để Quảng Bá Thương Hiệu Vượt Trội Hơn Đối Thủ Cạnh Tranh

Không phải tự nhiên mà các doanh nghiệp đều cố gắng quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn. Một thương hiệu mạnh mẽ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để quảng bá thương hiệu vượt trội hơn đối thủ? Nếu doanh nghiệp còn đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn. WINDSoft sẽ gợi ý cho bạn lộ trình quảng bá thương hiệu từ A – Z.

Bước 1: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thu hút

Để quảng bá thương hiệu hiệu quả, thì doanh nghiệp cần phải xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu. Khách hàng không thể nhớ bạn là ai nếu như thương hiệu của bạn không có “ngoại hình” hay tên cụ thể. Vậy làm thế nào để xây dựng bộ nhận diện thật thu hút? Đồng thời phải có sự khác biệt với các đối thủ. 

Tên thương hiệu

Chắc chắn trước tiên, thương hiệu của bạn cần có một cái tên. Cái tên này phải thật độc đáo, dễ nhớ. Quan trọng là không bị trùng lặp với bất kỳ thương hiệu nào. Nếu như bạn không muốn 1 ngày thương hiệu của mình bị kiện vì bản quyền. Dễ nhất để tránh sai lầm đó là lên Cục sở hữu trí tuệ tra cứu.

Logo và slogan

Nếu như cần một cái tên để gọi thương hiệu bạn là gì thì Logo giống như “ngoại hình” của thương hiệu. Logo là hình ảnh kết hợp nhiều yếu tố đồ họa với nhau đại diện cho thương hiệu của bạn. Slogan là một câu nói ngắn gọn, cô đọng diễn tả điều mà thương hiệu muốn mang lại. Nó có thể là bất cứ điều gì biểu hiện cho lĩnh vực kinh doanh, tính cách thương hiệu, suy nghĩ của người lãnh đạo… Màu sắc của logo là một yếu tố rất quan trọng. Thường nó sẽ đại diện luôn cho màu sắc thương hiệu. 

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn như một lời tuyên bố rằng thương hiệu sẽ đi đến đâu. Thường chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Sứ mệnh là những gì mà doanh nghiệp cam kết sẽ làm để thực hiện được tầm nhìn đó. Bao gồm: 

  • Sứ mệnh đối với khách hàng
  • Đối với đối tác
  • Đối với nhà cung ứng
  • Sứ mệnh đối với cộng đồng
  • Đối với nhân viên

xay-dung-bo-nhan-dien-quang-ba-thuong-hieu-lam-the-nao

Về cơ bản, bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cần có những điều trên. Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác như: văn hóa doanh nghiệp, thái độ, giao tiếp… Những yếu tố còn lại như tài liệu, đồng phục nhân viên, ấn phẩm truyền thông, kênh truyền thông của công ty… được phát triển thêm từ những điều trên.

Bước 2: Xác định mục tiêu quảng bá thương hiệu

Trước khi xác định được mục tiêu quảng bá thương hiệu, thì chắc chắn người quản trị phải nắm được tình trạng sơ lược về thị trường. Nhận ra vấn đề mà thương hiệu đang gặp phải thì mới có thể xác định mục tiêu chính xác. Về cơ bản, quảng bá thương hiệu có 4 mục tiêu chính. Như đã đề cập ở bài viết trước đó, 4 mục tiêu đó là: 

  • Tạo sự nhận biết thương hiệu
  • Thúc đẩy khách hàng tìm hiểu kỹ về thương hiệu
  • Thúc đẩy khách hàng hành động
  • Tạo mối quan hệ và xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Bước 3: Phân tích và nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh

Phân tích và nghiên cứu thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh là một khâu rất quan trọng. Chỉ khi xác định đúng vị trí của thương hiệu, thực trạng của thị trường thì doanh nghiệp mới xác định được mình nên triển khai những hoạt động quảng bá như thế nào.

Với công việc này, doanh nghiệp cần phải phân tích sâu về cả khách hàng, đối thủ và thị trường – sản phẩm. Các đầu mục nghiên cứu và phân tích đáp ứng cho các hoạt động quảng bá. 

Ví dụ: phân tích khách hàng thì cần phải trả lời các câu hỏi như:

  • Nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập trung bình…
  • Họ thường tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ ở đâu?
  • Khách hàng có thể ghét điều gì ở sản phẩm/dịch vụ?
  • Họ có khả năng mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ theo cách nào?
  • Điều gì có thể khiến họ hài lòng?
  • Phương tiện nào có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhiều nhất, hiệu quả nhất?
  • ….

Bước 4: Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu qua kênh truyền thông online

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kênh truyền thông online là kênh được lựa chọn hàng đầu. Bởi vì ngân sách cho kênh này không quá cao. Nhưng hiệu quả lại rất lớn. Dưới đây là một số phương pháp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp nên sử dụng. Còn khi triển khai, bạn nên lập một kế hoạch quảng bá thương hiệu để đạt được hiệu quả cao nhất.

lam-the-nao-de-day-manh-quang-ba-thuong-hieu-online

Làm thế nào để quảng bá thương hiệu qua Facebook

Sự phổ biến và lợi ích của Facebook đã được WINDSoft đề cập đến rất nhiều lần trong các bài viết trước. Vậy nên, doanh nghiệp muốn quảng bá thương hiệu hiệu quả đều phải có một kênh facebook. Không chỉ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp chuyên truyền thông online mới nên có. Mà là tất cả các doanh nghiệp đều phải xây dựng một kênh facebook riêng cho mình. Đây sẽ là một kênh để doanh nghiệp tương tác với khách hàng dễ dàng hơn. Là một kênh để khách hàng liên hệ đến doanh nghiệp nhanh chóng. 

Facebook cũng là một kênh giúp doanh nghiệp đưa các thông tin về mình đến khách hàng thuận tiện hơn. Doanh nghiệp có thể dùng nó như một kênh bán hàng. Hoặc có thể dùng nó để thể hiện thái độ và “tính cách” của thương hiệu. Bằng cách thông qua các bài viết, hình ảnh, câu chữ, video… thậm chí là comment, giao lưu cùng khách hàng và các thương hiệu khác. 

Làm thế nào để quảng bá thương hiệu qua Website

Tương tự như facebook, website cũng sẽ là một kênh mà doanh nghiệp cần có để truyền tải thông tin đến khách hàng. Tuy nhiên website sẽ khó được tương tác ngược lại rõ ràng như comment hay like, share. Nhưng bù lại đây sẽ nơi thương hiệu thể hiện sự “nghiêm túc” của mình. Website của thương hiệu không phải chỉ có những nội dung về thương hiệu. Doanh nghiệp nên có cả mục blogs hay tin tức để khách hàng tìm đến mình nhiều hơn. Đây là những bài viết chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến hoạt động kinh doanh.

“Kéo” khách hàng về App Mobile – phương tiện quảng bá thương hiệu độc quyền

Nếu như quảng bá tại facebook hay website, khách hàng của bạn cũng có thể dễ bị lôi kéo bởi đối thủ cạnh tranh. Nếu không họ cũng sẽ bị phân tâm bởi hàng ngàn thông tin khác. Vì thế, có khả năng thương hiệu bạn sẽ bị quên lãng. Nhưng nếu sau khi xây dựng được 2 kênh trên, doanh nghiệp có thể kéo khách hàng về app mobile để gia tăng khả năng giữ chân khách hàng. 

app-mobile-phuong-tien-quang-ba-thuong-hieu-hieu-qua

Khi đã có người dùng app, thì chắc chắn những khách hàng này thuộc về doanh nghiệp. Lúc này bạn cần phải tiếp tục đưa ra các chương trình chăm sóc và thúc đẩy khách hàng mua hàng. Và khi app mobile đã có trong điện thoại của khách hàng, bạn không còn lo lắng thương hiệu của mình không còn được nhớ đến. Nghĩ mà xem? Mỗi ngày họ mở điện thoại lên đều sẽ thấy logo của thương hiệu hiện ngay trên màn hình. Cộng thêm việc doanh nghiệp tích hợp tính năng thông báo đẩy, nhắc nhở khách hàng đúng lúc. Họ sẽ khó có thể lãng quên thương hiệu.

Đương nhiên, để giữ chân khách hàng lúc ban đầu thì bạn cần phải gây ấn tượng đầu tiên thật đẹp trước đã. Thiết kế, giao diện và bố cục của app mobile rất quan trọng. Liên kết và chuyển luồng giữa các trang cũng như các nút cũng thế. Tốc độ tải app và app vận hành ổn định cũng ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Và quan trọng nhất là nội dung và giá trị doanh nghiệp cung cấp có đủ thu hút họ. Nếu làm tốt, doanh nghiệp sẽ có một tập khách hàng trung thành lớn.

Bước 5: Phát triển quảng bá thương hiệu bằng các kênh truyền thống

Khi đã thu hút được một lượng khách hàng thông qua internet và có một khoản thu ổn định. Đây là lúc doanh nghiệp nên bứt phá thương hiệu của mình. Vậy làm sao để quảng bá thương hiệu qua kênh truyền thống? Tùy vào lĩnh vực và đặc điểm thị trường – khách hàng của doanh nghiệp. Dựa vào những nghiên cứu phân tích ở trên doanh nghiệp cần lựa chọn ra những phương tiện phù hợp nhất.

Hiện nay, những phương tiện quảng bá mang lại hiệu quả lớn: 

  • Quảng cáo ngoài trời
  • Báo chí
  • Activation
  • Sự kiện đặc biệt và tài trợ

Bước 6: Đo lường kết quả và điều chỉnh phương thức quảng bá thương hiệu

Sau khi kết thúc mỗi chương trình quảng bá, doanh nghiệp phải đo lường kết quả và đánh giá. Để xem có đạt được mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Tìm ra lý do vì sao không hoàn thành. Nguyên nhân đến từ khách quan bên ngoài hay do doanh nghiệp. Nếu có sai lầm thì phải tìm ra nó ở bước nào…. Từ đó đề xuất những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo hoàn thành được mục tiêu đặt ra. Quan trọng đó là khách hàng không hiểu nhầm những gì bạn đang làm.

do-luong-và-dieu-chinh-phuong-thuc-quang-ba

Tuy xem đây là công việc cuối cùng của mỗi giai đoạn, nhưng thực chất doanh nghiệp phải luôn luôn quan sát và đánh giá suốt cả quá trình. Đảm bảo cho các hoạt động diễn ra đúng tiến độ và đúng kế hoạch. Nếu có mắc sai sót, cần phải có hành động sửa chữa nhanh chóng.

Bước 7: Tiếp tục duy trì quảng bá thương hiệu qua nhiều kênh

Sau khi đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục duy trì các kênh quảng bá thương hiệu mà mình đã triển khai. Thương đây là lúc thực hiện mục tiêu cuối cùng của quảng bá thương hiệu. Đó là xây dựng thương hiệu phát triển vững mạnh. Lúc này doanh nghiệp cần phải đề phòng đối thủ cạnh tranh có những hành động “chơi xấu” hoặc lấn át danh tiếng của mình. Nhưng cũng phải đồng thời duy trì thỏa mãn khách hàng mục tiêu. Thậm chí là cả công chúng để đảm bảo một hình ảnh đẹp cho thương hiệu.

Trên đây là bài viết tâm đắc của WINDSoft về chủ đề làm thế nào để quảng bá thương hiệu. Quy trình này áp dụng được hầu hết cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên sự sáng tạo là vô hạn, doanh nghiệp có thể có những ý tưởng mới lạ hơn. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cho mình sơ bộ ý tưởng để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *