Vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng? Khách hàng được xem là bàn đạp cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, thấu hiểu khách hàng – chìa khóa mở ra cánh cửa thành công cho mọi doanh nghiệp. Hãy cùng đi tìm câu trả lời chi tiết hơn qua bài viết dưới đây cùng WINDSoft nhé!
Mục lục
1. Thấu Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng Để Bán Hàng
Sự thấu hiểu nhu cầu là điều quan trọng nhất trong quá trình tư vấn, bán hàng của doanh nghiệp. Đây chính là lý do đầu tiên vì sao phải thấu hiểu nhu cầu khách hàng qua bán hàng.
1.1. Nắm bắt nhu cầu mua
Thông qua việc trò chuyện với khách hàng, doanh nghiệp sẽ có thể nắm bắt được nhu cầu mua hàng của khách hàng: Mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, mức giá khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành.
Dựa vào đây, doanh nghiệp sẽ biết được khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ của mình hay không. Hoặc doanh nghiệp biết được lý do tại sao họ chọn sản phẩm của đối thủ mà không phải của mình.
1.2. Hiểu được giá trị sản phẩm/dịch vụ khách hàng mong muốn
Trong trường hợp khi doanh nghiệp đang tư vấn cho khách hàng về một sản phẩm/dịch vụ tốt trên thị trường. Nhưng khách hàng thực sự chưa hài lòng về sản phẩm đó. Có thể đây chưa phải điều mà khách hàng đang tìm kiếm.
Vì vậy, việc thấu hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp biết được khách hàng của mình thuộc nhóm mua sắm nào. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những cách tiếp cận, tư vấn phù hợp và đúng nhu cầu khách hàng hơn.
2. Thấu Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng Để Chăm Sóc Khách Hàng
2.1. Thấu hiểu những cảm nhận của khách hàng
Cảm nhận của mỗi khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ là khác nhau. Chỉ khi thấu hiểu cảm nhận khách hàng, doanh nghiệp mới có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn. Dựa vào việc chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp sẽ giữ chân được khách hàng.
Cảm nhận của khách hàng sẽ diễn ra sau quá trình mua sản phẩm/dịch vụ. Doanh nghiệp cần biết được khách hàng thực sự cảm thấy như thế nào? Bơi không phải khách hàng nào cũng sẽ nói ra suy nghĩ của mình. Ngoài ra, cũng có nhiều khách hàng chỉ trả lời mang tính lịch sự và họ không quay lại mua hàng nữa.
2.2. Mục đích của khách hàng khi đưa ra những phản hồi, đánh giá là gì?
Phản hồi từ khách hàng về sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đôi khi có những ý kiến trái chiều. Không phải lúc nào khách hàng cũng nói lên suy nghĩ thực sự của họ. Có những câu trả lời không rõ ràng như “cũng ổn,” “tạm được,” hoặc “chắc vậy”. Đôi khi, khách hàng cũng tỏ thái độ quá khích hoặc thậm chí thái độ không hài lòng.
Khi doanh nghiệp thấu hiểu và cố gắng hiểu rõ hơn về suy nghĩ và mục đích thực sự của khách hàng khi họ đưa ra phản hồi. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội nắm bắt được sâu hơn về suy nghĩ của khách hàng.
Tuy nhiên, không phải phản hồi, đánh giá nào cũng có giá trị, đặc biệt là khi đối mặt với những màn “chơi xấu” từ đối thủ cạnh tranh. Thông qua việc hiểu rõ mục đích của các phản hồi này, doanh nghiệp sẽ có thể quyết định cần thực hiện những biện pháp gì tiếp theo. Để từ đó, đảm bảo được sự hài lòng khách hàng và cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình.
2.3. Thấu hiểu cái tôi của khách hàng
Thấu hiểu cái tôi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp biết được khách hàng này thuộc nhóm đối tượng nào và cần cung cấp những dịch vụ chăm sóc khách hàng như thế nào?
Chẳng hạn, có những khách hàng thích phong cách quy chuẩn, tuy nhiên lại có nhiều khách hàng thích sự thoải mái. Hoặc những khách hàng bận rộn họ lại không có thời gian cho những nội dung trình bày quá dài dòng. Và có khách hàng sẽ để ý tới từng từ ngữ mà doanh nghiệp sử dụng.
3. Thấu Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng Phục Vụ Cho Phát Triển Sản Phẩm
3.1. Thấu hiểu những mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ
Để có khả năng cải tiến, nâng cấp sản phẩm và thu hút thêm nhiều khách hàng hơn, việc tìm hiểu nhu cầu của họ là quan trọng vô cùng. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về mong muốn của khách hàng có thể gặp khó khăn. Bởi, không phải tất cả khách hàng đều sẵn sàng chia sẻ thông tin hoặc đưa ra thông tin chi tiết họ mong muốn về sản phẩm, và đôi khi thông tin này có thể không chính xác.
Doanh nghiệp cần sàng lọc thông tin không cần thiết hoặc không chính xác, và tập trung vào việc khai thác sâu hơn những thông tin quan trọng và cần thiết để cải thiện sản phẩm của mình.
Ví dụ: Doanh nghiệp có thể tạo app bán hàng để thu thập những đánh giá của khách hàng về sản phẩm. Bởi sử dụng app bán hàng, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện đánh giá sau khi mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mà không cần phải truy cập trang web hoặc gửi email riêng. Đồng thời, khách hàng có thể nhận được phản hồi nhanh chóng từ doanh nghiệp.
3.2. Khách hàng có sẵn sàng mua sản phẩm/dịch vụ hay không?
Một trong những bước quan trọng trong quá trình phát triển sản phẩm là việc định giá. Tất nhiên, quá trình định giá phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, và đóng góp của khách hàng có thể rất quan trọng trong việc thu thập thông tin cần thiết.
Với sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể chỉ có khả năng ước lượng giá thành ban đầu, và không phải tất cả khách hàng của bạn đều có sự am hiểu về thị trường và các yếu tố định giá. Khả năng thấu hiểu khách hàng sẽ giúp bạn biết được thông tin mà khách hàng có sẵn, và từ đó có thể điều chỉnh và đưa ra quyết định định giá phù hợp trong quá trình phát triển sản phẩm. Qua đó, giúp đảm bảo rằng sản phẩm của bạn sẽ có giá trị thực sự đối với khách hàng và thị trường.
Trên đây chính là những lý do vì sao phải thấu hiểu nhu cầu của khách hàng. Thấu hiểu khách hàng để bán hàng, để chăm sóc khách hàng tốt hơn và để phát triển, cải tiến sản phẩm/dịch vụ hoàn thiện hơn. Từ đó, gia tăng doanh thu cũng như giữ chân khách hàng thành công.