Cách Giữ Chân Khách Hàng Cũ Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

5 Cách Giữ Chân Khách Hàng Cũ Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Một trong những cách tối ưu hoạt động kinh doanh hiệu quả chính là giữ chân khách hàng cũ và tạo ra một tệp khách hàng trung thành. Vậy làm thế nào để giữ chân khách hàng cũ tiếp tục ở lại sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp? Ở bài viết này WINDSoft sẽ chia sẻ tới bạn 5 cách giữ chân khách hàng cũ hiệu quả doanh nghiệp không nên bỏ qua.

1. Khách Hàng Cũ Là Những Ai?

Khách hàng cũ chính là những người đã từng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Và họ đã có sự đánh giá và trải nghiệm riêng dành cho sản phẩm/dịch vụ.

Nếu như các sản phẩm/dịch vụ có chất lượng đủ tốt, khách hàng sẽ có thói quen sử dụng lại và trung thành với nó. Ngược lại, nếu như khách hàng không quay lại sau một lần sử dụng thì chứng tỏ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đang không tốt. Ngoài ra, cũng có rất nhiều khách hàng cũ quay lưng vì doanh nghiệp không biết cách chăm sóc khách hàng.

Khách Hàng Cũ Là Những Ai

2. Lợi Ích Của Việc Bán Hàng Cho Khách Hàng Cũ

Việc duy trì và bán hàng cho khách hàng cũ sẽ mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, như:

  • Tiết kiệm chi phí: Theo nghiên cứu thì chi phí để doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ chỉ chiếm từ 1/6 cho tới 1/7 so với chi phí có được một khách hàng mới.
  • Giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu bán hàng: 80% doanh thu của doanh nghiệp là đến từ 20% khách hàng cũ. Khi họ có xu hướng mua lại thì họ thường sẽ mua nhiều hơn, thường xuyên hơn và khoản tiền họ sẵn sàng bỏ ra để chi trả cho sản phẩm/dịch vụ gấp 67% khách hàng mới.
  • Marketing 0 đồng từ  khách hàng cũ: Khách hàng mua càng nhiều lần thì chứng tỏ họ đang rất hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, chính họ sẽ là người giới thiệu đến bạn bè, người thân… từ đó, giúp doanh nghiệp có thêm khách hàng mới.

3. Top 5 Cách Giữ Chân Khách Hàng Cũ Hiệu Quả Và Chuyên Nghiệp Cho Doanh Nghiệp

3.1. Chú trọng vào sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp

Chiến lược giữ chân khách hàng cũ hiệu quả là khiến họ tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ, thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Thực tế, khách hàng có vô vàn sự lựa chọn khác nhau, tuy nhiên thứ khiến họ quay lại với doanh nghiệp là do sản phẩm/dịch vụ của bạn thực sự tốt. Và chắc chắn rằng ở những lần tiếp theo đều nhận được những trải nghiệm tương tự hoặc tốt hơn như thế.

Cho dù hình thức của sản phẩm/dịch vụ có bắt mắt, thu hút đến đâu thì cũng không tốt bằng chất lượng và giá trị mà doanh nghiệp mang tới cho khách hàng. Chính vì vậy, cách giữ chân khách hàng cũ hiệu quả chính là doanh nghiệp luôn phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình. 

Chú trọng vào sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp

3.2. Ghi nhận những ý kiến, đóng góp của khách hàng

Phần lớn những vấn đề của khách hàng đều đến từ việc họ không biết cách khiếu nại với doanh nghiệp hoặc có những điều chưa hài lòng về doanh nghiệp và không muốn quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, khách hàng còn có suy nghĩ rằng sẽ không có sự thay đổi nào cho dù có khiếu nại. Vì vậy, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các ý kiến đánh giá, khiếu nại của khách hàng cần phải được lắng nghe. Đồng thời giải quyết những khiếu nại này nhanh chóng và theo chiều hướng tích cực để tạo ra được sự thay đổi cần thiết. 

Thông qua những phàn nàn, đánh giá tiêu cực của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dựa vào đó để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình chất lượng và phù hợp hơn. Điều này sẽ tạo ra cho khách hàng cũ cảm thấy họ đang được lắng nghe. Hơn hết, dựa vào đó để doanh nghiệp giải quyết vấn đề. Cho khách hàng biết được doanh nghiệp của bạn nỗ lực cải thiện vấn đề đó như thế nào. Và đây chính là một trong những bí quyết giữ chân khách hàng cũ doanh nghiệp không nên bỏ qua.

3.3. Tiến hành xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết

Việc xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết là một cách hiệu quả để giữ chân khách hàng cũ. Đồng thời nó còn giúp thúc đẩy tăng tần suất mua hàng của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết thông qua cách tích điểm thưởng khi họ đăng ký làm thẻ thành viên. Sau mỗi đơn hàng thành công, khách hàng sẽ được nhận số điểm tương ứng với giá trị đơn hàng đã mua. Đến một mức điểm nhất định thì học có thể lựa chọn đổi điểm để nhận được quà.

Việc triển khai các chương trình này vô cùng tiện lợi, dễ thực hiện và không cồng kềnh. Ngoài ra để tiện lợi hơn, nhiều doanh nghiệp cũng có thể triển khai app tích điểm. Sau mỗi lần khách hàng mua, nhân viên chỉ cần quét mã QR trên app và điểm sẽ được tích cho khách hàng chỉ sau vài giây. Từ đó, tạo ra cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm nhanh chóng.

Tiến hành xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết

3.4. Giữ chân khách hàng thông qua việc thiết kế app chăm sóc khách hàng

Thiết kế ứng dụng chăm sóc khách hàng có nhiều lợi ích quan trọng giúp giữ chân khách hàng cũ một cách hiệu quả, bao gồm:

  • Tính tiện lợi và dễ truy cập: Một ứng dụng chăm sóc khách hàng cung cấp kênh tiếp cận thuận tiện và dễ truy cập để khách hàng có thể tương tác với doanh nghiệp của bạn bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để họ duy trì mối quan hệ với bạn.
  • Khả năng tương tác liên tục: Ứng dụng cho phép doanh nghiệp duy trì một liên lạc liên tục với khách hàng cũ thông qua thông báo, email, hoặc tin nhắn. Quá đó, họ sẽ được cập nhật về sản phẩm mới, ưu đãi, và các sự kiện quan trọng, giữ cho thương hiệu của bạn luôn trong tâm trí của họ.
  • Quản lý dữ liệu khách hàng: App có thể thu thập và quản lý dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp bạn hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng. Từ đó tạo ra các chiến lược chăm sóc cá nhân hóa và phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
  • Tính năng tích điểm và khuyến mãi: Tích điểm và chương trình khuyến mãi trong app giúp thúc đẩy sự trung thành của khách hàng. Họ có cơ hội tích lũy điểm thưởng và nhận được giá trị thêm từ việc tiếp tục mua sắm.
  • Phản hồi và giải quyết vấn đề: Khách hàng có thể dễ dàng gửi phản hồi và báo cáo vấn đề qua app. Giúp doanh nghiệp nắm bắt phản hồi ngay lập tức và cải thiện sản phẩm/dịch vụ dựa trên những ý kiến này.

thiết kế app chăm sóc khách hàng

3.5. Đào tạo bộ phận Sale/Telesale có một thái độ chuyên nghiệp

Một điều quan trọng giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ đó chính là sự chuyên nghiệp và thái độ của bộ phần Sale, Telesale.

Thực tế cho thấy, một phản hồi từ khách hàng chỉ cần phản ánh về những khuyết điểm trong quá trình phục vụ có thể ảnh hưởng đáng kể đến uy tín của doanh nghiệp. Ngược lại, các đánh giá tích cực có thể giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn thu hút sự tin tưởng và sự lựa chọn của nhiều người khác. Theo tâm lý phổ biến, người ta thường dựa vào những đánh giá từ những khách hàng đã trải nghiệm trước đó khi phải đưa ra quyết định. Vì vậy, bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng luôn cần duy trì thái độ:

  • Kiên nhẫn và chuyên nghiệp khi phục vụ khách hàng
  • Không để cảm xúc cá nhân vào công việc, tránh việc xảy ra những thái độ không tích cực với khách hàng.
  • Luôn vui vẻ, nhiệt tình và cần biết quan sát, chu đáo.

4. Kết Luận

Trên đây chính là 5 cách giữ chân khách hàng cũ chuyên nghiệp và hiệu quả giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu. Hy vọng rằng những thông tin mà WINDSoft mang đến sẽ giúp ích cho doanh nghiệp bạn trong việc chăm sóc và giữ chân khách hàng cũ.

Nếu doanh nghiệp bạn còn bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu thiết kế app chăm sóc khách hàng thì có thể liên hệ với WINDSoft qua Hotline: 098 707 5454 hoặc để lại thông tin để sớm nhận được hỗ trợ từ chúng tôi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *