Hiện nay, lượng người sử dụng điện thoại di động ở nước ta lên đến hơn 60 triệu người. Đây là một con số khổng lồ và là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh bằng cách phát triển ứng dụng di động. Trong bài viết này, WINDSoft sẽ đưa ra quy trình, tiêu chí, ngôn ngữ và nền tảng,… để phát triển ứng dụng di động một cách hiệu quả nhất.
Mục lục
- 1. Lợi Ích Khi Phát Triển Ứng Dụng Di Động
- 2. Tiêu Chí Kỹ Thuật Trong Phát Triển Ứng Dụng Di Động
- 3. Ngôn Ngữ Lập Trình Trong Phát Triển Ứng Dụng Di Động
- 4. 6 Bước Phát Triển Ứng Dụng Trên Thiết Bị Di Động
- 5. 3 Nền Tảng Phát Triển Ứng Dụng Phổ Biến
- 6. Đối Tác Phát Triển Ứng Dụng Di Động Uy Tín – Chuyên Nghiệp
- 7. Kết Luận
1. Lợi Ích Khi Phát Triển Ứng Dụng Di Động
Phát triển ứng dụng di động mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích:
Nâng cao nhận diện thương hiệu
Với việc sử dụng ứng dụng di động, doanh nghiệp có thể tăng cường việc quảng cáo và xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả. Ngoài ra, khi sử dụng ứng dụng của doanh nghiệp, khách hàng luôn nhớ đến doanh nghiệp và sẽ rất dễ dàng quay lại mua hàng.
Kết nối với khách hàng nhanh chóng và dễ dàng
Với số lượng người sử dụng điện thoại di động lớn, doanh nghiệp có thể tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi. Điều này giúp cải thiện dịch vụ khách hàng và tạo ra một kênh giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
Gia tăng lợi thế cạnh tranh
Sử dụng ứng dụng di động có thể giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Ứng dụng có thể cung cấp các tính năng độc đáo, ưu đãi đặc biệt và trải nghiệm người dùng tốt hơn, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng.
Cung cấp nhiều giá trị đến cho khách hàng
Ứng dụng di động cho phép doanh nghiệp cung cấp nhiều giá trị bổ sung cho khách hàng thông qua các tính năng như thông báo đẩy, chương trình khách hàng thân thiết, và các dịch vụ tùy chỉnh. Điều này không chỉ làm tăng sự hài lòng của khách hàng mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng và sự trung thành của khách hàng.
2. Tiêu Chí Kỹ Thuật Trong Phát Triển Ứng Dụng Di Động
Để có một ứng dụng chuyên nghiệp, dễ dàng sử dụng và tối ưu được nguồn chi phí đòi hỏi kinh nghiệm của lập trình viên phải có chuyên môn cao, và cần phải luôn cập nhật các xu hướng, nền tảng mới để phát triển ứng dụng một cách chuyên nghiệp. Ngoài những kinh nghiệm mà lập trình viên cần phải có thì khi thiết kế app lập trình viên cần đáp ứng về các tiêu chí kỹ thuật trong phát triển ứng dụng di động:
- Ứng dụng cần được thiết kế phải phù hợp với mọi kích thước của màn hình.
- Thiết kế UI áp dụng các quy tắc như: hình chữ Z, F, hay quy tắc ngón tay cái để giao diện được bắt mắt, và các nút CTA nằm các vị trí dễ dàng thao tác và tương tác với người dùng nhất.
- Tối ưu được tốc độ tải trang tránh sự tải chậm, giật, lag gây khó chịu đối với người dùng.
- Khi phát triển ứng dụng di động cần đảm bảo phù hợp với cả hệ điều hành iOS và Android để có thể tiếp cận được lượng lớn khách hàng.
Nhận tư vấn miễn phí về thiết kế App Mobile của WINDSoft với đầy đủ các yếu tố trên!
3. Ngôn Ngữ Lập Trình Trong Phát Triển Ứng Dụng Di Động
Khi phát triển ứng dụng di động cần phù hợp với 2 hệ điều hành là Android và iOS. Vậy để thiết kế app thì lập trình viên cần sử dụng ngôn ngữ nào:
Đối với hệ điều hành Android
Đầu tiên với hệ điều hành Android, lập trình viên không thể bỏ qua các ngôn ngữ lập trình app như:
Ngôn ngữ lập trình Java
Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, mã nguồn mở và là nền tảng độc lập được sử dụng rộng rãi. Với ưu điểm Java có độ ổn định và bảo mật cao, đa luồng,…thì đây là một trong số những ngôn ngữ dùng để phát triển ứng dụng di động mà lập trình nên sử dụng nhất.
Ngôn ngữ lập trình Kotlin
Ngoài ra lập trình viên còn có thể sử dụng ngôn ngữ Kotlin. Kotlin là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, kiểu tĩnh chạy trên máy ảo Java với những ưu điểm nổi bật: code ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, an toàn và ít lỗi, có hiệu suất cao,…
Đối với hệ điều hành iOS
Đối với hệ điều hành iOS ngôn ngữ lập trình app phổ biến là Swift và Objective-C:
Ngôn ngữ lập trình Objective-C
Ngôn ngữ lập trình Objective-C tiêu chuẩn được Apple hỗ trợ để phát triển app. Với ưu điểm: biên dịch nhanh, tích hợp thư viện Cocoa, làm việc tốt với các Foundation APIs,…
Ngôn ngữ lập trình Swift
Đây là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, đa mô hình dành cho phát triển ứng dụng di động trên hệ điều hành iOS. Swift sở hữu những ưu điểm đặc biệt: hiện đại, dễ sử dụng, cấu trúc mã rõ ràng, an toàn,… Đây là sự lựa chọn tuyệt vời khi phát triển app.
4. 6 Bước Phát Triển Ứng Dụng Trên Thiết Bị Di Động
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Trước khi bắt đầu phát triển ứng dụng di động người phát triển và doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận:
1. Hiểu rõ về đối tượng người dùng
- Nghiên cứu người dùng: Xác định ai sẽ là người dùng chính của ứng dụng, bao gồm độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích và hành vi sử dụng di động.
- Phân tích nhu cầu: Tìm hiểu những vấn đề mà người dùng đang gặp phải và cách mà ứng dụng của bạn có thể giải quyết chúng. Sử dụng khảo sát, phỏng vấn, và phân tích dữ liệu để thu thập thông tin này.
2. Nghiên cứu thị trường
Các ứng dụng di động hiện có cùng loại để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội để áp dụng vào dự án để phát triển ứng dụng thành công hơn so với các app đã có sẵn.
Bước 2: Xác định mục tiêu
Việc xác định mục tiêu là rất quan trọng bạn cần xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn muốn đạt được với ứng dụng di động của mình. Khi đã đặt ra các mục tiêu cụ thể, chi tiết bạn có thể dễ dàng định hướng được phải phát triển ứng dụng như thế nào. Các mục tiêu này có thể bao gồm như:
- Mục tiêu kinh doanh: Xác định các mục tiêu kinh doanh chính mà ứng dụng cần đạt được, như tăng doanh thu, mở rộng thị trường, tăng cường nhận diện thương hiệu hoặc cải thiện dịch vụ khách hàng.
- Mục tiêu người dùng: Đặt ra các mục tiêu cụ thể về số lượng người dùng, tần suất sử dụng, và mức độ hài lòng của người dùng.
- Mục tiêu kỹ thuật: Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt được như hiệu suất ứng dụng, tính ổn định, bảo mật và khả năng mở rộng.
Mục tiêu đề ra cũng cần đi kèm theo những chỉ số đo lường hiệu quả của ứng dụng di động như: số lượng tải về và cài đặt, tỷ lệ giữ chân người dùng, tỷ lệ chuyển đổi, đánh giá và phản hồi,…
Bước 3: Lên kế hoạch triển khai
Sau khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết cho việc phát triển ứng dụng di động. Kế hoạch này sẽ giúp bạn xác định rõ ràng các bước cần thực hiện, phân bổ nguồn lực hợp lý và đảm bảo rằng dự án tiến hành đúng tiến độ.
Yếu tố cần đảm bảo có trong kế hoạch chi tiết:
- Lộ trình sản phẩm: Tạo một lộ trình sản phẩm (product roadmap) chi tiết, bao gồm các giai đoạn phát triển, thử nghiệm, và phát hành.
- Thời gian biểu (Timeline): Thiết lập một timeline chi tiết với các mốc thời gian quan trọng cho từng giai đoạn của dự án.
- Ngân sách: Xác định ngân sách cần thiết cho việc phát triển, bao gồm chi phí nhân lực, công nghệ, tiếp thị, và các chi phí khác.
Tiếp theo đó, bạn cần phân bổ nguồn lực hợp lý để đảm bảo kế hoạch thực hiện suôn sẻ:
- Nhân sự: Xác định các thành viên trong nhóm dự án và vai trò của họ (nhà phát triển, thiết kế, kiểm thử viên, quản lý dự án, v.v.).
- Ngân sách: Đặt ra ngân sách cho dự án bao gồm chi phí phát triển, thiết kế, kiểm thử, tiếp thị và phân phối.
- Công cụ và công nghệ: Lựa chọn các công cụ phát triển, hệ thống quản lý dự án, công cụ thiết kế, và các công nghệ khác cần thiết cho quá trình phát triển.
Bước 4: Thiết kế và phát triển ứng dụng di động
Thiết kế UI/UX
Bước thiết kế UI/UX rất quan trọng, đây là bước giúp doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu. Thiết kế (UI) giao diện là tất cả những gì mà người dùng nhìn thấy như: bố cục, font chữ, màu sắc,…, cần được thiết kế đẹp mắt và thân thiện. Đối với (UX) trải nghiệm người dùng đảm bảo người dùng dễ dàng sử dụng, tốc độ tải trang mượt mà, cung cấp đầy đủ thông tin đến người dùng,….
Phát triển BackEnd
Trong quá trình phát triển ứng dụng di động, việc xây dựng backend đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ các chức năng của ứng dụng. Dưới đây là các bước cần thiết:
- Cơ sở dữ liệu: Thiết kế và thiết lập cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin người dùng và các dữ liệu khác của ứng dụng, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của dữ liệu.
- API: Xây dựng các API để giao tiếp giữa frontend và backend, đảm bảo các tính năng như đăng nhập, đăng ký, và quản lý dữ liệu hoạt động mượt mà và hiệu quả.
- Bảo mật: Thiết lập các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu người dùng và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm ẩn, đảm bảo an toàn cho hệ thống và người dùng.
- Kiểm thử backend: Thực hiện kiểm thử để đảm bảo hệ thống backend hoạt động ổn định, đáp ứng yêu cầu và có khả năng xử lý lượng truy cập lớn.
Phát triển FrontEnd
Phát triển frontend là bước tiếp theo sau khi backend đã được xây dựng, đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng ứng dụng. Các bước cụ thể bao gồm:
- Phát triển UI: Xây dựng giao diện người dùng dựa trên thiết kế UI/UX đã tạo, sử dụng các công cụ và framework phù hợp với nền tảng mục tiêu (iOS, Android) để tạo ra giao diện hấp dẫn và dễ sử dụng.
- Tích hợp backend: Tích hợp giao diện người dùng với hệ thống backend thông qua các API, đảm bảo dữ liệu được truyền tải và xử lý chính xác, hỗ trợ các tính năng của ứng dụng hoạt động một cách liền mạch.
- Tối ưu hiệu suất: Đảm bảo ứng dụng hoạt động mượt mà, tối ưu hóa tốc độ tải và giảm thiểu sự cố, mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
- Kiểm thử frontend: Thực hiện kiểm thử giao diện người dùng để phát hiện và sửa lỗi trước khi phát hành, đảm bảo ứng dụng hoạt động ổn định và không gặp sự cố khi người dùng sử dụng.
Nhận tư vấn miễn phí về thiết kế App Mobile của WINDSoft với 6 năm uy tín!
Bước 5: Test
Bước cuối cùng sau khi thiết kế app xong là test thử sản phẩm. Nhóm Tester sẽ kiểm tra theo các yếu tố để có một app thành công, dễ sử dụng,… Nếu phát hiện lỗi cần liên hệ lại với lập trình viên để sửa lỗi và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng người dùng. Và Tester cần đảm bảo rằng không có sự sai sót khi giao app cho doanh nghiệp.
Bước 6: Đưa ứng dụng lên App Store, Google Play
Sau khi đã hoàn thành tất cả lập trình viên sẽ gửi ứng dụng lên các kho ứng dụng và chờ đợi phê duyệt. Đây là bước cuối cùng, đưa ứng dụng của bạn đến được với người dùng mà còn tạo điều kiện để ứng dụng của bạn nhận được phản hồi và nâng cao uy tín.
Đưa ứng dụng lên App Store và Google Play là một quá trình gồm nhiều bước, và cả hai nền tảng đều có những yêu cầu và quy định riêng về thời gian phê duyệt và chi phí. Cụ thể:
Yếu tố | App Store (iOS) | Google Play (Android) |
Thời gian Phê duyệt | Từ 1 đến 3 ngày.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt hoặc nếu ứng dụng của bạn có vấn đề, quá trình này có thể kéo dài hơn, lên đến vài tuần. |
Chỉ từ vài giờ đến 1 ngày. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng phức tạp hoặc cần kiểm duyệt kỹ hơn, thời gian có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày. |
Quá trình Kiểm duyệt | Quy trình kiểm duyệt rất nghiêm ngặt, bao gồm kiểm tra chất lượng, hiệu suất, bảo mật và tuân thủ các quy định của Apple. | Quy trình kiểm duyệt ít nghiêm ngặt hơn so với Apple, tập trung vào việc kiểm tra bảo mật, nội dung và hiệu suất. |
Chi phí Đăng ký và Duy trì | $99 mỗi năm | $25 một lần duy nhất và không mất phí duy trì hàng năm. |
Với thời gian phê duyệt nhanh hơn và chi phí duy trì thấp hơn, Google Play tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đưa ứng dụng lên. Tuy nhiên, quy trình kiểm duyệt có thể không nghiêm ngặt như App Store, giúp đảm bảo chất lượng và bảo mật của ứng dụng.
Xem thêm bài viết >>> Dịch Vụ Lập Trình App Trên Điện Thoại Androi và iOS
5. 3 Nền Tảng Phát Triển Ứng Dụng Phổ Biến
App Mobile
App Mobile là ứng dụng phần mềm chạy trên thiết bị di động. App Mobile phù hợp với nhiều doanh nghiệp: thời trang, trường học, bệnh viện,…. Các ứng dụng này có thể được tải về từ kho ứng dụng CH Play và App Store rất tiện lợi đối với người dùng. Vậy App Mobile có ưu điểm gì nổi bật?
- Bởi hiện nay, số lượng người dùng sử dụng smartphone rất lớn. Từ đó, doanh nghiệp phát triển ứng dụng sẽ tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường.
- Gia tăng nhận diện thương hiệu.
- Đem đến cho khách hàng sự tiện lợi, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá trực tiếp trên app.
- Thúc đẩy chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng mua. Từ đó thúc đẩy doanh thu.
Bạn đang muốn tìm một đơn vị thiết kế app mobile chuyên nghiệp, uy tín tiết kiệm chi phí? Vậy bạn không thể bỏ qua WINDSoft. Với kinh nghiệm 6 năm, thực hiện hơn 1000 dự án lớn nhỏ, WINDSoft cam kết mang đến cho khách hàng app mobile tốt nhất.
Nhận tư vấn miễn phí về thiết kế App Mobile của WINDSoft với 6 năm uy tín!
Mini App Zalo
Mini App Zalo hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bởi sự tiện lợi và chi phí rẻ hơn App Mobile và Web App rất nhiều. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không nên bỏ qua nền tảng phát triển app này. Mini App Zalo được thiết kế chạy trực tiếp trên nền tảng Zalo với nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Giao diện đơn giản, dễ dàng thao tác, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
- Tiếp cận hơn 70 triệu người dùng Zalo, mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng mới.
- Mini App Zalo hoạt động như một app Mobile.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí lên tới 50-70% so với một App Mobile.
Một trong những đơn vị uy tín thiết kế MiniApp được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn là Shopcloud.vn. Với chỉ từ 2 triệu/tháng, doanh nghiệp đã sở hữu ngay MiniApp độc quyền.
Web App
Web App là một ứng dụng phát triển chạy trên trình duyệt web và thực hiện thao tác trực tiếp thông qua Internet. Web App có nhiều ưu điểm cho cả người dùng và doanh nghiệp:
-
- Khách hàng có thể truy cập Web App mọi lúc mọi nơi chỉ cần có kết nối internet và trình duyệt web.
- Web App có thể truy cập trên nhiều thiết bị.
- Web App được cập nhật tự động, do đó người dùng sẽ luôn thấy phiên bản mới nhất khi họ mở ứng dụng Web.
- Chi phí phát triển và vận hành Web App thường thấp hơn so với ứng dụng di động.
6. Đối Tác Phát Triển Ứng Dụng Di Động Uy Tín – Chuyên Nghiệp
Để tìm một đối tác phát triển ứng dụng di động hiện nay không hề khó, nhưng để tìm được một đối tác uy tín, chuyên nghiệp với các yêu cầu: ứng dụng tốt, đội ngũ phát triển có kinh nghiệm lập trình trên đa dạng nền tảng, thực chiến nhiều dự án lâu năm,… thì bạn nên chọn công ty nào?
WINDSoft tự hào là đối tác uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ phát triển app, viết ứng dụng di động đa nền tảng chất lượng, chuyên nghiệp. Với 6 năm hoạt động trong nghề, trải qua hơn 1000 dự án chất lượng đa ngành nghề, cam kết tạo ra sản phẩm hài lòng 100% với yêu cầu, mong muốn của khách hàng. WINDSoft chúng tôi hân hạnh được đồng hành và giúp bạn nâng cao hiệu suất vận hành doanh nghiệp.
Lý do doanh nghiệp nên chọn WINDSoft làm đối tác phát triển ứng dụng:
- Đồng hành cùng khách hàng: Tất cả yêu cầu của khách hàng được tiếp nhận và tư vấn ngay không phải để khách hàng chờ đợi. Khi triển khai dự án, luôn cùng nhau đưa ra ý kiến trao đổi giúp cho khách hàng mang lại những mobile app hoàn hảo nhất.
- Kinh nghiệm & kỹ năng: Thực hiện được nhiều dự án xây dựng phần mềm, lập trình ứng dụng phù hợp với nghiệp vụ nhiều lĩnh vực.
- Giải pháp thông minh: Tối ưu hóa mọi quy trình trong hoạt động kinh doanh và tăng trưởng doanh nghiệp.
- Đổi mới & Sáng tạo: Cập nhật xu thế, tìm kiếm giải pháp mới nhằm mang đến giá trị lợi nhuận tốt nhất cho khách hàng.
- Tối ưu chi phí: Luôn có những định hướng triển khai rõ ràng giúp doanh nghiệp có mức chi phí đầu tư thấp nhất.
- Đồng hành công nghệ: Định hướng tương lai và đồng hành phát triển công nghệ với mọi doanh nghiệp.
- 98.99% satisfaction: Chỉn chu từ việc “lắng nghe” khách hàng, xây dựng và phát triển sản phẩm đến các dịch vụ hậu mãi.
Xem thêm bài viết >>> WINDSoft – Công Ty Lập Trình Ứng Dụng Di Động Uy Tín Nhất Việt Nam
Nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ phát triển ứng dụng di động của WINDSoft với 6 năm uy tín!
7. Kết Luận
Trên đây là toàn bộ nội dung mà WINDSoft muốn chia sẻ với bạn. Nó bao gồm: lợi ích, tiêu chí, ngôn ngữ lập trình, quy trình và nền tảng phát triển ứng dụng di động. WINDSoft hy vọng rằng, với bài viết này, bạn có thể hiểu sâu hơn về thiết kế app và áp dụng chúng thành công vào các dự án của bạn.