lap-trinh-ung-dung-tren-dien-thoai

Những Thông Tin Doanh Nghiệp Cần Biết Nếu Muốn Lập Trình Ứng Dụng Trên Điện Thoại

Với xu thế công nghệ ngày càng bùng nổ, ứng dụng trên điện thoại đã không còn là một điều gì mới mẻ với mọi người. Có ai mà không có từ 5 đến 20 ứng dụng trong điện thoại của mình. Từ ứng dụng cho mạng xã hội, giải trí, tài chính như banking, ví điện tử… Chỉ cần người dùng có nhu cầu, các doanh nghiệp sẽ nỗ lực để mang đến sự tiện lợi hơn bằng cách phát triển các ứng dụng. Việc lập trình ứng dụng trên điện thoại không chỉ đạt được mục đích cao nhất là sự hài lòng của khách hàng. Quan trọng không kém đó là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy lập trình ứng dụng trên điện thoại là gì? Hãy theo dõi nội dung WINDSoft chia sẻ dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Giới Thiệu Chung Về Lập Trình Ứng Dụng Trên Điện Thoại

Lập trình ứng dụng trên điện thoại, hay còn gọi là app mobile, là một quá trình nghiên cứu, thiết kế và xây dựng phần mềm chạy trên điện thoại di động. Ứng dụng bao gồm tính năng chính và nhiều chức năng tích hợp nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Các ứng dụng sau đây chắc hẳn mọi người sẽ dễ dàng hình dung:

  •  Facebook, Twitter, Instagram…: mạng xã hội chia sẻ thông tin
  • Messenger, WhatSapp, Zalo…: chủ yếu để liên lạc, nhắn tin
  • Zing Me, Spotify, Nhaccuatui, iTunes… dùng để nghe nhạc
  • Netflix, Iqiyi… dùng để xem phim
  • Các ứng dụng game: liên quân, pubg…
  • Ứng dụng tài chính: ipay, bidv banking, momo…
  • Ứng dụng học tập: Cake, Elsa, Duo…
  • Các ứng dụng mua sắm nhiều sản phẩm: Shopee, Tiki, Sendo…

Và còn rất nhiều ứng dụng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chỉ cần có nhu cầu phát sinh thì sẽ có nhà cung cấp. Các doanh nghiệp nên nắm bắt và tận dụng cơ hội thị trường nhanh chóng để phát triển kinh doanh. Một số ứng dụng đáp ứng xu hướng thị trường điển hình là app giao hàng, gọi xe công nghệ, app giao đồ ăn, app chụp ảnh, ứng dụng hẹn hò, app đặt vé (tàu, xe, khách sạn…).

Những ứng dụng này thường được phát triển cho cả 2 hệ điều hành iOS và Android.  Sau đó được đăng lên 2 cửa hàng phổ biến dành riêng cho app di động là App Store và CH Play. 

Lợi Ích Lập Trình Ứng Dụng Trên Điện Thoại Mang Lại Cho Doanh Nghiệp

loi-ich-cho-doanh-nghiep-khi-lap-trinh-app

Đem lại lợi nhuận, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ

Một ứng dụng di động có chất lượng cao sẽ hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ hiệu quả hơn rất nhiều. Nhất là trong thời đại công nghệ và internet phủ sóng như hiện nay. Việc mọi người tìm kiếm sự tiện lợi qua điện thoại cũng trở thành một lẽ hiển nhiên.

Khi mà việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ được nâng cao, đương nhiên lợi nhuận mang lại cũng sẽ cao hơn. Mà mục đích cuối cùng của mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều là lợi nhuận. Vì thế chẳng có lý do nào để doanh nghiệp bỏ qua thời cơ này cả?

Có thêm một kênh tiếp thị, quảng cáo hiệu quả hơn

Ứng dụng trên điện thoại sẽ là một truyền thông hiệu quả nếu doanh nghiệp biết cách tận dụng. Truyền thông qua app mobile có chi phí rẻ hơn, lại có thể đẩy nhiều thông tin đến khách hàng hơn. Hơn nữa chỉ với tính năng thông báo đẩy, hộp thư và các banner trên ứng dụng, thậm chí là cả biểu tượng của ứng dụng cũng có thể là công cụ tiếp thị. Thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn đến người dùng.

Mở rộng tập khách hàng có thể tiếp cận được

Internet phủ sóng toàn cầu, người dùng trên internet cũng tăng lên chóng mắt. Lập trình ứng dụng trên điện thoại sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với một lượng lớn khách hàng trên internet. Đây là lợi ích mà việc kinh doanh truyền thống không thể đem lại. Ứng dụng có thể giúp khách hàng tìm hiểu về sản phẩm, về thương hiệu qua nhiều kênh. Giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình đến gần với khách hàng đơn giản hơn.

Tạo hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp

Mang đến cho doanh nghiệp hình ảnh chuyên nghiệp, uy tín hơn là lợi ích mà mọi doanh nghiệp hướng đến khi lập trình app. Với một app riêng, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao địa vị của mình trên thị trường hơn. 

Gia tăng trải nghiệm khách hàng – chăm sóc khách hàng tốt hơn

Thông qua ứng dụng trên điện thoại, không chỉ doanh nghiệp có thể dễ dàng tương tác với khách hàng hơn. Mà khách hàng cũng có thể liên hệ với doanh nghiệp nhanh chóng hơn. Doanh nghiệp có thể phản hồi lại các thắc mắc hoặc nhanh chóng hỗ trợ người dùng hơn qua chatbot. Cung cấp thông tin và phục vụ 24/7 mỗi khi khách hàng cần. Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ từ đó gia tăng trải nghiệm dùng. Cũng thuận lợi hơn khi lôi kéo họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Các Ngôn Ngữ Lập Trình Ứng Dụng Trên Điện Thoại

cac-ngon-ngu-lap-trinh-ung-dung

Java

Java là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất và cũng được sử dụng nhiều nhất trong lập trình ứng dụng di động. Công đồng nhà phát triển vô cùng lớn mạnh, hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp app của bạn khi xây dựng diễn ra thuận lợi hơn. 

Kotlin

Đây là ngôn ngữ được cung cấp bởi JetBrains, một công ty đến từ Cộng hòa Czech. Còn hiện nay, Kotlin đang được Google hỗ trợ. Kotlin giúp nhà lập trình xử lý một số vấn đề khi dùng Java để lập trình ứng dụng. Từ đó giúp việc thiết kế app mobile diễn ra thuận lợi hơn. Ngôn ngữ lập trình Kotlin được đánh giá có syntax đơn giản và nhỏ gọn. Nó giúp các dòng code quá dài hay rườm rà được giải quyết tốt hơn. 

Swift

Nếu doanh nghiệp muốn phát triển ứng dụng chỉ sử dụng trên iOS thì Swift là ngôn ngữ nên cân nhắc. Đây là ngôn ngữ ra đời từ năm 2014 và có mã nguồn mở. Hiện nay, Swift được nhà phát triển Apple bổ sung thêm một số tính năng hữu ích khác. Ví như syntax đơn giản hơn, giúp lập trình viên tìm kiếm lỗi, bug… Có thể dễ thấy với các tính năng này, việc lập trình ứng dụng trên điện thoại sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Objective-C

Đây là ngôn ngữ được xem là tiền đề cho sự phát triển ban đầu của hệ điều hành iOS. Chình vì vậy, dù ngày càng ra đời nhiều ngôn ngữ khác nhưng Objective – C vẫn được ưa chuộng. Thông thường, khi lập trình ứng dụng trên hệ điều hành iOS, các nhà phát triển sẽ sử dụng song song cả ngôn ngữ này và Swift để đạt được hiệu quả cao nhất. 

Những Lưu Ý Để Lập Trình Ứng Dụng Trên Điện Thoại Thành Công

nhung-luu-y-khi-lap-trinh-ung-dung-tren-dien-thoai

Tìm hiểu nhu cầu người dùng

Mục đích cao nhất của các ứng dụng di động là để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Vì vậy trước khi lập trình ứng dụng, doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng nhu cầu của người dùng là gì. Cần phải lưu ý những gì khi xây dựng ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu đó. 

Phát huy đúng tính năng cốt lõi

Muốn một ứng dụng thu hút nhiều người dùng hơn, doanh nghiệp phải xác định tính năng cốt lõi của nó và phát triển tối đa. Các chức năng phụ chỉ là chức năng bổ trợ. Doanh nghiệp không nên quá sa đà vào đó. Có quá nhiều tính năng không cần thiết trong ứng dụng sẽ khiến người dùng bị sao nhãng. Và đương nhiên, tính năng cốt lõi này chính là vấn đề cấp thiết nhất của khách hàng cần phải giải quyết.

Sử dụng dễ dàng

Một ứng dụng tốt là ứng dụng mà ngay lần đầu truy cập thôi người dùng đã hiểu nó dùng để làm gì. Các thao tác, các chức năng phải dễ hiểu. Những bước đầu hướng dẫn sử dụng app có vẻ rườm rà nhưng lại rất cần thiết. Vì vậy, khi thiết kế ứng dụng, doanh nghiệp cần phải đảm bảo app chuẩn UX/UI. Bao gồm, giao diện, sắp xếp bố cục, các nút liên kết, điều hướng, cỡ chữ, màu sắc….

Sử dụng được trên cả 2 loại hệ điều hành Android và iOS

Android và iOS là 2 nền tảng phổ biến nhất hiện nay. Vì thế, một ứng dụng hiện đại là ứng dụng sử dụng được trên cả 2 hệ điều hành trên. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nên lập trình một ứng dụng đa nền tảng. Nó sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng trên internet nhiều hơn.

Hoạt động ổn định

Một ứng dụng có hệ thống hoạt động ổn định sẽ giúp giữ chân khách hàng lâu hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự thành công của ứng dụng. Bạn chắc hẳn cũng rất ghét cảm giác phải chờ đợi mỗi khi hệ thống update hay thỉnh thoảng đang sử dụng lại bị văng ra khỏi ứng dụng. Vì thế doanh nghiệp cần phải lưu ý đến việc thường xuyên duy trì và kiểm soát hiệu suất hoạt động của ứng dụng. Và cũng cần phải nhanh chóng phản hồi, thông báo cho khách hàng và xử lý mỗi khi có vấn đề xảy ra.

Sử dụng miễn phí

Người dùng Việt Nam đều thích những ứng dụng miễn phí. Giá cả cũng là rào cản khiến họ không muốn sử dụng app của doanh nghiệp. Cung cấp ứng dụng trên điện thoại miễn phí có thể giúp doanh nghiệp tăng số lượng tải về. Tiếp cận khách hàng mục tiêu cũng dễ dàng hơn, không có rào cản. Tạo điều kiện cho họ sử dụng và khám phá ứng dụng nhiều hơn. Chỉ khi có người dùng thì doanh nghiệp mới có thể bán được sản phẩm qua app. Doanh nghiệp cũng có thể nhận những phải hồi tích cực, tiêu cực làm cơ sở để cải thiện ứng dụng hơn. 

Giao tiếp 2 chiều

Các app mobile có thể giao tiếp 2 chiều luôn được người dùng đánh giá cao hơn. Doanh nghiệp vừa có thể truyền tải thông tin mình muốn đến khách hàng. Người dùng cũng có thể đưa ra ý kiến của họ đối với doanh nghiệp. Sự trao đổi này sẽ khiến khách hàng cảm thấy được tôn trọng và yêu thích app hơn. Qua đó doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận thông tin trực tiếp từ khách hàng của mình mà thông tin bị nhiễu ít đi. Từ đó có những cải tiến hợp lý hơn để phát triển app. 

Xây dựng chiến lược marketing cho ứng dụng hợp lý

xay-dung-chien-luoc-marketing-cho-app

Dù cho ứng dụng của doanh nghiệp có hoàn hảo đến mấy nhưng không được nhiều người biết đến thì đó cũng là một sự thất bại. Vì thế xây dựng chiến lược marketing cho app và triển khai kịp thời là việc rất quan trọng. Một chiến dịch marketing cho app thành công sẽ khiến khách hàng tò mò về app và tải về dùng thử. Doanh nghiệp có thể đo lường bằng số lượng tải ứng dụng về. Chiến lược phải bao gồm các kế hoạch hành động từ trước khi phát hành app gây hứng thú, khi phát hành và sau phát hành. Cuối cùng là đánh giá thái độ người dùng để có những phản hồi và sửa đổi kịp thời. Đính chính các thông tin sai lầm để đảm bảo uy tín cho app và doanh nghiệp.

Phân tích hành vi người dùng

Sau thời gian quảng bá dồn dập và ra mắt ứng dụng, việc quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần làm là theo dõi và phân tích dữ liệu người sử dụng. Xem xem hành vi của họ trên app là gì, mục nào, sản phẩm nào được yêu thích nhiều nhất… Từ đó để đưa ra các quyết định xúc tiến thương mại tiếp theo. Xây dựng chiến lược marketing mới để duy trì độ hot cho ứng dụng.

Nghiên cứu và cập nhật mới 

Trong bối cảnh thế giới luôn luôn thay đổi, đặc biệt là công nghệ và nhu cầu, thị hiếu người dùng. Để đáp ứng điều kiện đó, doanh nghiệp cũng cần có những nghiên cứu để đưa ra những điều mới mẻ hơn cho ứng dụng của mình. Có thể chỉ là một thay đổi nhỏ trên giao diện, sửa lỗi hoặc là thêm tính năng mới. Điều này cũng sẽ khiến người dùng duy trì sử dụng app. Đồng thời có thể gia tăng người dùng mới.

Tổng kết

Với những nội dung được chia sẻ trên đây, hy vọng doanh nghiệp có thể tìm thấy được thông tin hữu ích cho mình. WINDSoft sẽ thật vinh dự nếu như được lựa chọn là đơn vị lập trình ứng dụng trên điện thoại cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm và đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, chúng tôi có thể cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ thiết kế app tối ưu nhất. Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng ứng dụng và bảo mật 100% luôn là điều mà WINDSoft tự hào mỗi khi được đồng hành công nghệ cùng khách hàng.

Để có những định hướng rõ ràng và hiểu sâu về app mobile, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

  • Hotline: 098 707 5454
  • Email: admin@winds.vn
  • Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 2, Tòa nhà Housing, Số 299 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Văn phòng tại TP.HCM: Số 58A, Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *