ke-hoach-quang-ba-thuong-hieu

Kế Hoạch Quảng Bá Thương Hiệu Online Từ A – Z

Doanh nghiệp muốn triển khai một chiến dịch quảng bá thương hiệu nhưng lại không chắc kế hoạch có bỏ sót gì không? Vậy thì bài viết này của WINDSoft là dành cho bạn. Dưới đây là 7 bước trong một kế hoạch quảng bá thương hiệu mà bạn chắc chắn phải làm. Trong đó mỗi bước bạn nên xây dựng một kế hoạch và bản phân tích riêng. Thống kê lại lịch trình thực hiện để tạo thành bản kế hoạch tổng. Vậy bây giờ hãy cùng WINDSoft tìm hiểu từng bước một của kế hoạch quảng bá thương hiệu!

Bước 1: Xác định đối tượng nhận tin cho kế hoạch quảng bá thương hiệu

Doanh nghiệp không thể quảng bá thương hiệu thành công nếu không biết đối tượng nhận tin của mình là ai. Có thể hiểu rằng kế hoạch này đang nhắm tới ai? Là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, hay là khách hàng hiện tại, hay khách hàng đã mua hàng? Hoặc có thể là công chúng mục tiêu? Hay là các đối tác, nhà cung ứng của doanh nghiệp?… Khi xác định đối tượng nhận tin, đồng thời doanh nghiệp cũng phải xác định được một số yếu tố về nhân khẩu học và hành vi của họ như:

  • Đối tượng nhận tin là ai: nữ hay nam, có độ tuổi nào, họ làm nghề gì, thu nhập khoảng bao nhiêu… nếu khán giả mục tiêu là người tiêu dùng.
  • Nếu đối tượng nhận tin là tổ chức thì doanh nghiệp cần xác định: quy mô, loại hình kinh doanh… Và có thể là tìm hiểu thêm về người đứng đầu tổ chức.
  • Những người này đến từ đâu: nông thôn hay thành thị, hay chỉ là khu vực Hà Nội…
  • Họ có thể tìm kiếm thông tin tại đâu và như thế nào?
  • Những phương tiện và hình thức quảng bá nào có thể làm họ hứng thú?
  • Có khả năng họ sẽ ghét điều gì?

doi-tuong-nhan-tin

Bước 2: Xác định mục tiêu cho kế hoạch quảng bá thương hiệu

Như đã đề cập cụ thể ở bài viết trước, cơ bản quảng bá thương hiệu có 4 mục tiêu chính là: Tạo sự nhận biết thương hiệu; Thúc đẩy tìm hiểu về thương hiệu; Thúc đẩy khách hàng hành động và Tạo dựng lòng trung thành của khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp có thể xây dựng chi tiết thêm cho các mục tiêu này. Ví dụ như doanh nghiệp mong muốn đạt được bao nhiêu phản hồi từ khách hàng? Doanh thu sau quảng bá là bao nhiêu? Số lượng tiếp cận khán giả qua các giai đoạn? Có bao nhiêu khách hàng phản hồi? Số khách hàng tìm đến app, trang web hay cửa hàng trực tiếp là bao nhiêu?…

muc-tieu-ke-hoach-quang-ba-thuong-hieu

Bước 3: Thiết lập ngân sách cho kế hoạch

Đây là bước mà doanh nghiệp thường phải đắn đo suy nghĩ lâu nhất. Để thiết lập ngân sách cho kế hoạch quảng bá, doanh nghiệp có thể dựa trên nhiều phương pháp. Có thể dựa trên tỷ lệ phần trăm doanh thu quý, năm. Dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ quảng bá. Xác định ngân sách qua cân bằng cạnh tranh với đối thủ. Hoặc chỉ là dựa trên khả năng có thể chi trả của doanh nghiệp. 

thiet-lap-ngan-sach

Khi xác định ngân sách cho quảng bá thương hiệu, doanh nghiệp cũng phải mường tượng được những công cụ mà mình dự định sẽ dùng đến. Mỗi cách xác định ngân sách cho quảng bá thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến việc xác định công cụ, phương tiện và phương thức quảng bá. Ngân sách từ nhỏ đến lớn sẽ phù hợp với từng kế hoạch triển khai khác nhau. Ví dụ, nếu bạn có một doanh nghiệp rất nhỏ, và buôn bán qua mạng là chủ yếu. Vậy thì ban đầu, bạn có thể quảng bá qua Facebook hoặc sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… Còn nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động được 2 – 3 năm, muốn thương hiệu chuyên nghiệp và vang xa hơn thì app bán hàng độc quyền là một giải pháp nên đầu tư. 

Bước 4: Xây dựng thông điệp quảng bá thương hiệu

Đây là bước quan trọng ảnh hưởng tới tất cả những bước sau đó. Để đảm bảo sự thống nhất, doanh nghiệp phải xác định mình muốn gửi đến khách hàng thông điệp gì? Đầu tiên là thông điệp chung cho toàn bộ chiến dịch. Sau đó là các thông điệp phụ trợ để làm rõ và giải thích thêm cho thông điệp chung. Hoặc có thể là các thông điệp cho từng giai đoạn triển khai của kế hoạch. Nhưng tất cả đều phải thống nhất và liên kết với nhau để làm nổi bật lên thông điệp chính.

thong-diep-cho-ke-hoach-quang-ba-thuong-hieu

Bước 5: Xác định những công cụ, phương tiện và phương thức quảng bá

Có rất nhiều các công cụ, cách quảng bá thương hiệu online đạt hiệu quả cao. Những công cụ phổ biến và cách thức sử dụng đã được WINDSoft đề cập nhiều lần trong các bài viết trước đó. Có thể tóm tắt lại như sau:

  • Các trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như: Facebook, Instagram, Twitter…
  • Thiết kế app mobile – công cụ quảng bá độc quyền cho thương hiệu
  • Các nền tảng video: Tiktok, Youtube
  • Quảng cáo ngoài trời, truyền hình, tờ rơi…
  • Tài trợ, tổ chức sự kiện

Trước khi quyết định sử dụng công cụ hay phương tiện nào, doanh nghiệp nên cân nhắc đến sự phù hợp của nó. Với lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, ngân sách, khán giả mục tiêu… Từ đó xây dựng một bản kế hoạch con bao gồm các phân tích chi tiết và kế hoạch triển khai quảng bá cho từng thương hiệu.

xac-dinh-cong-cu-quang-ba-thuong

Bước 6: Tổ chức triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu

Sau khi hoàn thành bước 5 có nghĩa là doanh nghiệp đã gần hoàn tất kế hoạch trên giấy. Bước quan trọng nhất đó là tổ chức triển khai theo lịch trình đã đề ra. Bám sát vào mục tiêu đã xác định lúc ban đầu và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Đảm bảo sự thống nhất và liên kết giữa các công cụ, phương tiện và phương thức quảng bá. Để thông điệp đến với khán giả mục tiêu rõ ràng và chính xác nhất. 

to-chuc-trien-khai-ke-hoach

Để chắc chắn rằng thông điệp phù hợp với khán giả mục tiêu và có hiệu quả thúc đẩy họ mua hàng, doanh nghiệp có thể triển khai thử nghiệm trước với một nhóm khán giả mục tiêu. Sau đó đánh giá kết quả sơ bộ và chỉnh sửa kế hoạch nếu cần thiết. Từ đó, triển khai cho toàn bộ khán giả mục tiêu đã xác định trước đó. Đây sẽ là một quá trình đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có sự kiểm soát thường xuyên. Để đảm bảo thông tin truyền đi không bị sai lệch và không có phản hồi kém. Giải quyết ngay lập tức những vấn đề phát sinh, đối thủ ngáng chân hay khủng hoảng truyền thông.

Bước 7: Đánh giá hiệu quả của kế hoạch

Cuối cùng là đánh giá hiệu quả của kế hoạch quảng bá thương hiệu. Xét theo mục tiêu chính và các mục tiêu thành phần. Doanh nghiệp có thể xác định xem kế hoạch đã đạt được bao nhiêu mục. Phản ứng của khán giả và đối thủ cạnh tranh như thế nào? Đánh giá xem kế hoạch thành công hay thất bại và nguyên nhân vì sao? Từ đó doanh nghiệp sẽ có tư liệu cho kế hoạch quảng bá thương hiệu tiếp theo.

danh-gia-ke-hoach

Với bài viết trên đây, hy vọng WINDSoft đã có những chia sẻ giúp ích cho doanh nghiệp về lập kế hoạch quảng bá thương hiệu. Bài viết chỉ dừng lại ở mức tổng quát cho mọi doanh nghiệp. Tùy vào sản phẩm, thị trường và lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh mà cụ thể ở mỗi bước sẽ khác nhau. Đây sẽ là một khung sườn chung giúp bạn không bỏ sót những nghiên cứu và phân tích cần thiết khi lập một kế hoạch. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *