giai-phap-tang-loi-the-canh-tranh

Giải Pháp Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh Từ 2 Chiến Lược Kinh Điển

Lợi thế cạnh tranh là điều mà mỗi doanh nghiệp luôn phải không ngừng cố gắng để tạo ra. Bởi vì đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và thu hút hơn trong mắt khách hàng. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể duy trì, phát triển vị thế của mình trên thị trường và đạt được mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng tạo được lợi thế cạnh tranh riêng của mình. Bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thể có được những giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh vượt trội!

1. Cách Xác Định Lợi Thế Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Hiện Có 

Để xác định được lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp có thể dựa vào các yếu tố như: thương hiệu mạnh, giá cả thấp nhất, chi phí sản xuất thấp hoặc dịch vụ chu đáo… Ngoài ra cũng có thể kể đến các yếu tố về công nghệ mới như: thiết kế app mobile, sử dụng các phần mềm quản lý, công nghệ – kỹ thuật cao trong sản xuất…

Trước hết, doanh nghiệp sẽ cần phải tận dụng những gì mình đã có. Nếu như hiện tại doanh nghiệp đã có được lợi thế cạnh tranh, nhưng việc phát huy nó chưa đạt được hiệu quả. Thì cần phải tìm hiểu lý do tại sao lại chưa được hiệu quả? Là do vấn đề gì? Điều tất yếu đó chính là doanh nghiệp sẽ cần phải đi tìm câu trả lời làm rõ điều đó. Qua đó, khách hàng thấy được sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng lĩnh vực.

xac-dinh-loi-the-canh-tranh
Xác định lợi thế cạnh tranh hiện có của doanh nghiệp

1.1. Tự đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Đầu tiên để có thể xác định năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần tự đánh giá ưu và nhược điểm của mình. Sau đó dựa trên ưu điểm mà mình có, tận dụng và phát huy tối đa nó. Sử dụng những ưu điểm đó vào mỗi chiến dịch truyền thông và gắn liền với hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên đó phải là ưu điểm vượt trội và dễ nhận thấy nhất của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Nếu như ưu điểm đó là ưu điểm mà đối thủ cũng có thì nó không còn là lợi thế của doanh nghiệp. Bạn phải tìm được lợi thế mà mình có, nhưng đối thủ không có. 

1.2. Dựa trên những điều sáng tạo, mới mẻ

Sáng tạo và mới mẻ luôn là yếu tố thu hút khách hàng hữu hiệu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, không nhất thiết bạn phải tuân theo các quy củ và quy trình hiện có. Có những điều là bắt buộc như pháp luật. Nhưng thiết kế bao bì, thông điệp truyền thông, hình thức quảng cáo, dịch vụ… lại là những yếu tố có thể sáng tạo liên tục. Hoặc, có hoạt động mà đối thủ đã triển khai bạn cũng muốn thử nghiệm. Thì chắc chắn không nên copy hoàn toàn. Cũng không nên chỉ đổi tên thương hiệu gắn vào những hoạt động đó. Mà nên tạo ra sự khác biệt với những gì họ đã làm. 

1.3. Phân tích điểm yếu của đối thủ

Bên cạnh việc dựa vào những ưu điểm nổi bật của doanh nghiệp, bạn cũng có thể phát triển lợi thế của mình dựa trên điểm yếu của đối thủ. Phân tích kỹ lưỡng điểm yếu và hạn chế của đối thủ trong các hoạt động kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro và rút ra bài học cho mình. Mà doanh nghiệp còn có thể lợi dụng nó để tạo thế mạnh cho mình. Và đương nhiên doanh nghiệp cũng phải “che dấu” tốt những điểm yếu của bản thân. Hoặc ít nhất những hạn chế mà doanh nghiệp gặp phải không quá lớn, có thể khắc phục được. Hoặc điểm mạnh của doanh nghiệp đủ lớn để bỏ qua hạn chế. Điều này để đảm bảo cho doanh nghiệp không bị đối thủ làm ngược lại.

2. Hai Chiến Lược Tạo Lợi Thế Cạnh Tranh Kinh Điển Trong Kinh Doanh 

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra có 2 chiến lược chính mà doanh nghiệp thường áp dụng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đó là chiến lược chi phí thấp và khác biệt hóa. Cụ thể, hãy cùng WINDSoft theo dõi dưới đây nhé!

chien-luoc-tao-loi-the-canh-tranh
Hai chiến lược chính tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

2.1. Chiến lược nhắm vào chi phí thấp

Chiến lược chi phí thấp là chiến lược mà các doanh nghiệp tìm cách để giảm giá thành sản phẩm xuống thấp nhất để cạnh tranh về giá. Chúng ta đều biết rằng khách hàng ai cũng thích giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng. Vì thế, có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiến lược này để tăng cơ hội cạnh tranh. Điều này cũng giảm thiểu nguy cơ từ sản phẩm thay thế và sự gia nhập của đối thủ cạnh tranh mới. Có rất nhiều phương pháp để giảm giá. Các doanh nghiệp thường dùng các phương pháp như: nhập nguyên – vật liệu giá rẻ; đầu tư công nghệ để tăng hiệu quả sản xuất đồng thời giảm nhân công…

Hoặc có thể kể đến các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc tế. Họ thường tách sản phẩm ra và lắp ráp ở đất nước có chi phí lao động rẻ. Điển hình là các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ…. Sau đó lại chuyển đến tiêu thụ ở thị trường khác. Trong đó, họ phải tính đến tối ưu chi phí logistics. Để đảm bảo rằng số tiền tiết kiệm được nhờ cách thuê nhân công rẻ phải cao hơn chi phí bỏ ra cho logistics. Khi đó, cấu trúc tạo nên giá thành sản phẩm sẽ ít hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh về giá.

2.2. Chiến lược nhắm vào sự khác biệt hóa

Nếu như không thể cạnh tranh về giá thấp, các doanh nghiệp sẽ chọn chiến lược tạo sự khác biệt. Thường thì có rất ít doanh nghiệp có đủ nguồn lực nghiên cứu tìm cách giảm giá thành mà vẫn giữ nguyên chất lượng sản phẩm. Vì thế, đây là phương pháp được lựa chọn nhiều hơn. Sự khác biệt có thể đến từ rất nhiều yếu tố. Có thể là khác biệt trong tính năng sản phẩm; khác biệt về tư duy quản trị, văn hóa doanh nghiệp; hay khác biệt bí mật, mô hình kinh doanh… Hoặc khác biệt đến từ công nghệ sản xuất, dịch vụ cung cấp. Điều này cho phép doanh nghiệp định giá sản phẩm/dịch vụ cao hơn. 

3. Các Giải Pháp Tăng Lợi Thế Cạnh Tranh Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Tìm ra những giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh cũng chính là đang giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh có thể đến từ những yếu tố rất nhỏ. Nhưng nó sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để phát triển ưu thế của một nguồn lực nào đó.

3.1. Thiết kế app mobile – đáp ứng 3 mục tiêu trong chiến lược khác biệt hóa

Thiết kế app mobile là một giải pháp tạo sự khác biệt hóa hữu hiệu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằng các lợi ích sau:

  • Tạo một dấu ấn thương hiệu độc quyền nếu như đối thủ chưa triển khai giải pháp này. Đồng thời làm phong phú thêm điểm tiếp xúc thương hiệu trên nền tảng internet. 
  • App mobile chỉ phục vụ riêng cho khách hàng của doanh nghiệp. Các tính năng hữu ích cùng với các chương trình chăm sóc khách hàng tích hợp trên app sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Nhờ đó, gia tăng trải nghiệm của khách hàng với thương hiệu. Và tạo nên một hình ảnh thương hiệu hết mình vì khách hàng. Là thương hiệu luôn cố gắng mang đến những điều tiện lợi nhất cho khách hàng.
  • Áp dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh để tạo sự khác biệt về công nghệ hiện đại. Cho khách hàng thấy được tinh thần đổi mới của doanh nghiệp.
thiet-ke-app-giai-phap-tang-loi-the-canh-tranh
Thiết kế app mobile – Đáp ứng 3 mục tiêu trong chiến lược khác biệt hóa

Bên cạnh đó, app mobile còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng online nhanh chóng hơn. Khách hàng có thể tìm kiếm và trải nghiệm về thương hiệu ngay qua app mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, app mobile cũng là một công cụ giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động bán hàng tốt hơn. Tối ưu nhân sự và số hóa các dữ liệu để quy trình bán hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Về lâu dài có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quản lý. Từ đó, tạo điều kiện để giảm giá thành sản phẩm/dịch vụ. 

3.2. Tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng

Doanh nghiệp có thể tạo ra điểm khác biệt cho thương hiệu của mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ của mình tới cho khách hàng. Những thương hiệu luôn tôn trọng và coi khách hàng là trọng tâm thì chắc hẳn sẽ chiếm được nhiều hảo cảm từ họ. Đồng thời, tỷ lệ khách hàng quay lại cũng sẽ rất cao. Việc lên kế hoạch và quy trình chăm sóc khách hàng ngay từ giai đoạn đầu sẽ tạo ra sự khác biệt hiệu quả. Cùng với đó là việc giải quyết các khiếu nại của khách hàng cũng là điều mà doanh nghiệp phải có một thái độ nghiêm túc và tôn trọng họ. Doanh nghiệp cần phải giải quyết nhanh chóng, hợp lý để có thể giữ được khách hàng và giữ được hình ảnh thương hiệu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên thêm vào các yếu tố khác biệt cho thương hiệu của mình. Ví dụ, nếu doanh nghiệp hướng tới một hình ảnh gần gũi. Thì những câu nói trong tin nhắn, email hay các bài viết truyền thông có thể dùng những từ ngữ đời thường và thân mật hơn. Còn nếu doanh nghiệp muốn hướng tới một thương hiệu cá tính thì có thể dùng những từ ngữ hơi “đanh đá” 1 chút. Cùng kết hợp với những hình ảnh, linh vật của thương hiệu… Một ví dụ điển hình của thương hiệu cá tính này có thể kể đến là Duolingo.

3.3. Giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường – Hợp tác, liên minh để giảm cạnh tranh

Ngoài việc giảm giá thành và tạo điểm khác biệt, doanh nghiệp cũng có thể hợp tác hoặc liên minh với các doanh nghiệp khác. Biện pháp này vừa giúp doanh nghiệp bớt đi 1 đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nhờ vào hợp tác, doanh nghiệp có thể nâng cao các nguồn lực khác của mình. Ví dụ: hợp tác tài chính, tăng vốn đầu tư; hợp tác về công nghệ nâng cao năng lực sản xuất; liên minh kinh doanh để 2 bên cùng có lợi (VD: công ty du lịch liên kết với công ty khách sạn)…

hop-tac-lien-minh-giam-canh-tranh
Hợp tác và liên minh để giảm cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Qua bài viết, hy vọng doanh nghiệp có thể xác định được lợi thế cạnh tranh của mình. Đồng thời cũng tìm ra những giải pháp tăng lợi thế cạnh tranh hữu hiệu để nâng cao thế mạnh của mình. 

WINDSoft là đơn vị cung cấp giải pháp thiết kế app mobile tối ưu nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến. Từ đó giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn khách hàng mục tiêu. Liên hệ ngay qua Hotline: 098 707 5454 hoặc đăng ký tư vấn để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *