giai-phap-nang-cao-nang-luc-canh-tranh

Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh – “Lối Tắt” Nào Cho Doanh Nghiệp Phát Triển Tốt Hơn?

Tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp đau đầu nhất. Để có thể cạnh tranh tốt hơn thị trường, doanh nghiệp ít nhất phải sở hữu cho mình một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Có thể là lợi thế về công nghệ như: thiết kế app mobile độc quyền, phần mềm quản lý hiệu quả… Hoặc các lợi thế khác về chất lượng nhân sự, sản phẩm, danh tiếng thương hiệu, tài chính ổn định… 

Vậy nếu doanh nghiệp chưa thực sự có một lợi thế nào đủ mạnh để cạnh tranh? Hoặc giải pháp phải triển khai quá lâu để đạt hiệu quả thì doanh nghiệp nên làm gì? Dưới đây là một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả trong thời gian ngắn. Giúp doanh nghiệp tìm được hướng đi mới trong công cuộc cạnh tranh và phát triển của mình!

1. Tổng quan lại về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là tất cả những gì mà doanh nghiệp có thể khai thác được nhằm kinh doanh có hiệu quả. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các nguồn lực cơ bản. Đó là: tài chính, nhân sự, công nghệ, nghiên cứu marketing và thương hiệu. Mỗi một nguồn lực này đều có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của mình thông qua các tiêu chí sau:

  • Thị phần mà doanh nghiệp đang nắm giữ trên tổng thị trường mục tiêu.
  • Hiệu quả của việc sản xuất. Tiêu chí này dựa trên chất lượng sản phẩm/dịch vụ và hiệu suất lao động của nhân viên.
  • Doanh nghiệp có đạt được mục tiêu lợi nhuận hay không?
  • Danh tiếng của thương hiệu.

Việc doanh nghiệp có nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình hay không là dựa trên các yếu tố và nguồn lực này. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng chính là tìm được các giải pháp tăng cơ hội cạnh tranh tốt hơn trên thị trường khốc liệt

2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh có hiệu quả nhanh chóng

Đầu tư vào công nghệ và truyền thông mạnh mẽ là 2 phương pháp mang lại hiệu quả nhanh nhất cho doanh nghiệp muốn theo kịp hoặc vượt lên tốc độ phát triển của đối thủ. Các giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng sự cạnh tranh khốc liệt và gay gắt trên thị trường trong khoảng thời gian ban đầu. Trong quá trình đó, doanh nghiệp cũng phải tiến hành song song các giải pháp về nghiên cứu marketing, nguồn lực tài chính, chất lượng nhân sự để đảm bảo cạnh tranh và phát triển lâu dài và bền vững. 

giai-phap-nang-cao-nang-luc-tranh-tranh-nhanh-chong

2.1. Đầu tư vào các công nghệ mới. Đặc biệt là chuyển đổi số

Các công nghệ hiện đại luôn mang lại hiệu quả nhanh chóng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Đặc biệt là chuyển đổi số đã mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và thời gian của các hoạt động kinh doanh. Trong đó, điển hình nhất là 2 giải pháp dưới đây.

2.1.1. Thiết kế app mobile –  hình thức kinh doanh mới

App mobile – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian ngắn

Báo cáo của VCCI chỉ ra có đến 60% doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Có thể thấy cuộc chiến trong việc xuất hiện trước mắt khách hàng đã đủ gian nan. Vậy nên chuyển đổi số và internet đã mở ra cơ hội cho doanh nghiệp triển khai hình thức kinh doanh mới đột phá hơn. Đó chính là thiết kế app mobile. Xu hướng mua sắm online ngày càng lan rộng buộc các doanh nghiệp cũng phải thích nghi và thay đổi. Hơn hết, app mobile là một giải pháp hiệu quả để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mang lại hiệu quả nhanh chóng: 

  • Ngay lập tức tạo cho thương hiệu một hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín.
  • Đáp ứng ngay sự thay đổi trong hành vi của khách hàng và bắt kịp những hành động của đối thủ cạnh tranh.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh ban đầu nếu đối thủ của doanh nghiệp chưa có một app mobile nào phục vụ cho khách hàng của họ. Từ đó có lợi thế hơn để kéo khách hàng của đối thủ trở thành khách hàng của mình
  • Quản lý hoạt động kinh doanh ngay trên app. Số hóa các dữ liệu bán hàng để thống kê và phân tích nhanh chóng hơn. Từ đó kịp thời đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh. 
thiet-ke-app-mobile-giai-phap-nang-cao-nang-luc-canh-tranh
App mobile là công cụ để gia tăng lợi thế cạnh tranh dài hạn

Thực chất, app mobile cũng là một công cụ hữu hiệu để cạnh tranh dài hạn. Bởi vì giải pháp này còn mang lại các lợi ích:

  • Tiếp cận số lượng lớn khách hàng online, thúc đẩy bán hàng từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận. 
  • Cho phép phân tích hành vi khách hàng trên app để doanh nghiệp có những dữ liệu thực tế triển khai các chương trình marketing sau này.
  • Góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, tạo một dấu ấn thương hiệu khác biệt trên nền tảng internet.
  • Gắn kết khách hàng với thương hiệu chặt chẽ hơn. Bằng cách ra mắt các chương trình chăm sóc khách hàng. Các tính năng hữu ích trên app cũng là một yếu tố tiên quyết. Từ đó chuyển đổi họ thành những khách hàng trung thành mang lại giá trị cao.

2.1.2. Phần mềm quản lý các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp 

Ngoài ra việc ứng dụng các phần mềm quản lý vào các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ khi hoạt động nội bộ được tối ưu và diễn ra trơn tru thì các hoạt động bên ngoài mới có thể đạt hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp có thể tạo những app mobile quản lý hoạt động phòng ban. Ví dụ như app kế toán, app cho phòng kinh doanh, app quản lý kho hàng…

phan-mem-quan-ly-noi-bo-doanh-nghiep

Giải pháp này giúp doanh nghiệp số hóa các tài liệu, chuyển giao nhanh chóng hơn giữa các phòng ban. Quan trọng hơn, giải pháp này giúp tối ưu quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của một phòng ban có thể được thực hiện ngay trên 1 app. Kể cả những nhân viên công tác từ xa, làm việc tại nhà hay nhân viên đi thị trường cũng có thể nhanh chóng nhận nhiệm vụ và kiểm soát khối lượng công việc của mình. Nhà quản lý theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên theo thời gian thực. Phân công công việc, giao KPI ngay trên app mà không cần phải tốn thời gian để họp bàn giao.

2.2. Đầu tư mạnh vào truyền thông online

Bên cạnh việc đầu tư vào công nghệ mới hiện đại, doanh nghiệp cũng có thể đẩy mạnh truyền thông online để nâng cao danh tiếng thương hiệu. Các hình thức phổ biến hiện nay là:

  • Mạng xã hội Facebook: đưa các thông tin về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp đến với người dùng. Tạo các nội dung có giá trị hoặc mang tính giải trí cao để khách hàng quan tâm, chia sẻ. Có thể thực hiện các chương trình giveaway hay minigame để thu hút khách hàng mua hàng…
  • Tik Tok: viral các video ngắn. Phương pháp này thường dễ áp dụng với lĩnh vực thời trang, mỹ phẩm hoặc quán ăn. Hoặc các doanh nghiệp lớn thường cho ra các challenges nhảy có thưởng để quảng bá rộng rãi hơn về sự kiện sắp diễn ra. Tuy nhiên có thể thấy gần đây phương pháp này tỏ ra không quá hiệu quả. 
  • Google ads: khách hàng có vẻ ngày càng thờ ơ với các hình thức quảng cáo online nhưng google ads vẫn là công cụ có hiệu quả. Google ads giúp cho website của doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nếu đó là một website bán hàng cũng có thế giúp doanh nghiệp tăng số lượng người đặt hàng, số lượng gọi đến hoặc thúc đẩy việc đến cửa hàng trực tiếp.
  • Email: Truyền thông qua email là một phương pháp hiệu quả với các khách hàng tổ chức. Còn nếu doanh nghiệp hướng tới khách hàng cá nhân, phương tiện này đem lại hiệu quả không quá cao. Vì họ thường có xu hướng bỏ qua những email quảng cáo. Hoặc thư của bạn có thể bị cho vào thư rác hoặc spam.

day-manh-truyen-thong-online

3. Giải pháp phát triển các nguồn lực để cạnh tranh lâu dài

Ngoài giải pháp công nghệ và truyền thông mang lại hiệu quả tức thời. Thì để cạnh tranh lâu dài doanh nghiệp cũng nên phát triển các nguồn lực khác. Các giải pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp có thêm thời gian và chi phí để phát triển nguồn lực khác. Ví như, khả năng tài chính không phải cứ muốn là có thể kêu gọi được ngay. Mà cần trải qua quá trình rất dài để doanh nghiệp chứng minh khả năng và sự uy tín của mình. Đây là vấn đề khó phát triển nhất của mỗi doanh nghiệp. 

Vì thế doanh nghiệp có thể đầu tư theo hướng nâng chất lượng nhân sự. Để nâng cao chất lượng nhân sự, cần phải thực hiện tốt ngay từ bước đầu đó là tuyển dụng. Ai cũng biết nên tuyển những người có tay nghề cao và chuyên môn vững vào doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên chọn người phù hợp với văn hóa và môi trường doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên đưa ra các tiêu chí cụ thể để tuyển dụng. Đó là các tiêu chí về kiến thức (knowledge), kỹ năng (skill) và phẩm chất, thái độ (attitude). 

Tiếp theo đó là chính sách quản lý và đào tạo nhân lực. Doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng quy định cụ thể các vấn đề giờ làm việc, ngày nghỉ, bảo vệ tài sản chung… Đồng thời có những chương trình đào tạo để nâng cao tay nghề nhân viên. Các chính sách thưởng/phạt hợp lý cũng là một yếu tố kích thích nhân viên làm việc có năng suất. Chủ động hoàn thành công việc với hiệu quả cao. Từ đó mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên dần dần. 

4. Tổng kết

Nhìn chung, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh là điều mà mọi doanh nghiệp đều tìm kiếm. Nhất là trong nền kinh tế mở cửa và thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế về khả năng tài chính. Việc doanh nghiệp tiếp cận sớm với giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp bạn tìm ra các phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả. 

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp chuyển đổi số hiệu quả và phù hợp nhất với thực trạng của mình, liên hệ ngay với WINDSoft để được tư vấn miễn phí. Hotline: 098 707 5454.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *