Xây dựng thương hiệu là một quá trình tiếp thị thương hiệu hướng tới mục tiêu cuối cùng là định vị thương hiệu và tạo chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu trên thị trường. Để làm được điều đó doanh nghiệp sẽ cần tới quá trình xây dựng thương hiệu lâu dài. Và cần tới một quy trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cùng WINDSoft tìm hiểu về quá trình xây dựng thương hiệu với 5 bước chuyên nghiệp cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bước 1: Xây Dựng Tầm Nhìn Thương Hiệu
Bước đầu tiên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trong quá trình xây dựng thương hiệu đó là xây dựng tầm nhìn.
Xây dựng tầm nhìn thương hiệu thương mang tính dài hạn, đây là việc xác định trạng thái thương hiệu cần đạt được trong tương lai. Ví dụ: khi bắt đầu xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cần trả lời cho câu hỏi 10 năm, 20 năm nữa thương hiệu của doanh nghiệp sẽ nằm ở vị trí nào trên thị trường? Và tầm nhìn thương hiệu phải phù hợp với tiềm năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Thông qua việc xây dựng tầm nhìn thương hiệu, doanh nghiệp có thể định hướng được các hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu hiệu quả. Đồng thời, giúp nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ định hướng phát triển thương hiệu về lâu dài.
2. Bước 2: Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu
Xây dựng chiến lược thương hiệu là bước quan trọng giúp xác định cách thức mà doanh nghiệp sẽ hoạt động để đưa thương hiệu đạt được mục tiêu, tầm nhìn đã đặt ra trước đó. Ở bước xây dựng chiến lược thương hiệu này, doanh nghiệp cần xác định:
2.1. Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu chính là tìm ra những điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh. Và đây là bước quan trọng để thương hiệu chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong tâm trí khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Định vị thương hiệu cần được xây dựng dựa vào các nghiên cứu marketing và quá trình phân tích cạnh tranh. Để định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện 5 bước sau:
Bước 1: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu doanh nghiệp hướng tới
Hãy xác định đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng tới theo khía cạnh: độ tuổi, thu nhập, giới tính, địa lý… Dựa vào đây, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng và cách mà họ sẽ tương tác với thương hiệu.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh để xác định những ưu và nhược điểm của họ. Đâu là điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để tận dụng cơ hội cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Bước 3: Nghiên cứu thuộc tính sản phẩm/dịch vụ
Hãy nghiên cứu rõ các thuộc tính đặc biệt của sản phẩm/dịch vụ. Xác định rõ những điểm độc đáo và giá trị cốt lõi doanh nghiệp muốn truyền đạt tới khách hàng.
Bước 4: Lập ra sơ đồ định vị
Lập sơ đồ định vị thương hiệu để minh hoạ vị trí của doanh nghiệp so với đối thủ trên một biểu đồ 2 chiều. Doanh nghiệp có thể sử dụng các trục như chất lượng và giá, hiện đại và truyền thống hoặc sang trọng và phổ thông để xác định vị trí cụ thể của thương hiệu.
Bước 5: Xác định phương án định vị thương hiệu
Dựa vào thông tin từ 4 bước trên, hãy xác định phương án định vị thương hiệu phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định cách doanh nghiệp sẽ truyền đạt thông điệp định vị đó thông qua những chiến lược tiếp thị và truyền thông nào.
2.2. Tính cách thương hiệu
Tính cách thương hiệu sẽ thể hiện đặc điểm con người hoặc một phong cách sống cụ thể được gắn với thương hiệu. Đặc biệt, tính cách thương hiệu cần mang đậm ý nghĩa văn hoá của doanh nghiệp và giàu hình tượng. Và đây cũng chính là phương tiện hiệu quả trong quá trình xây dựng nhận thức thương hiệu.
Thông thường, một thương hiệu mạnh mẽ luôn có sự gắn bó về mặt cảm tính với khách hàng mục tiêu của mình thông qua tính cách thương hiệu.
2.3. Nhân cách thương hiệu
Nhân cách thương hiệu có thể hiểu là tính “con người” của thương hiệu. Nó được thể hiện thông qua sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu về các vấn đề như: đạo đức kinh doanh, vấn đề về môi trường, xã hội…
Nhân cách thương hiệu sẽ chính là cách thương hiệu thể hiện văn hóa và cách ứng xử của doanh nghiệp đối với khách hàng, cộng đồng.
2.4. Kiến trúc thương hiệu (nếu có)
Kiến trúc thương hiệu sẽ thể hiện vai trò của từng thương hiệu trong tổng thể kinh doanh của doanh nghiệp. Một kiến trúc thương hiệu chuyên nghiệp với sự phân bổ hợp lý sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Như: phân phối nguồn lực hợp lý, định vị rõ các thương hiệu, tập trung vào xây dựng thương hiệu mạnh…
Để tạo được sự khách hàng và hỗ trợ tối đa giữa các thương hiệu trong cùng một doanh nghiệp, bạn cần chú trọng tới:
- Danh mục thương hiệu: bao gồm tất cả các thương hiệu chính, thương hiệu phụ, đồng thương hiệu.
- Vai trò cụ thể của từng thương hiệu trong danh mục thương hiệu.
- Cấu trúc danh mục thương hiệu: quyết định tầm quan trọng, thứ tự ưu tiên của các thương hiệu trong danh mục thương hiệu.
- Chiến lược mở rộng thương hiệu: mỗi một doanh nghiệp sẽ có một mô hình mở rộng khác nhau để phù hợp với văn hoá và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Thông thường, có 3 kiến trúc thương hiệu mà doanh nghiệp có thể sử dụng:
- Đơn thương hiệu – Chiến lược thương hiệu gia đình
- Đa thương hiệu – Chiến lược thương hiệu cá biệt
- Chiến lược thương hiệu kết hợp.
3. Bước 3: Xây Dựng Bộ Nhận Diện Thương Hiệu
Ở bước 3, doanh nghiệp sẽ cần xây dựng các yếu tố nền tảng của thương hiệu. Những yếu tố mà khách hàng có thể nhìn thấy được, nó bao gồm:
3.1. Tên thương hiệu
Có thể nói tên thương hiệu là yếu tố chính của sản phẩm/dịch vụ. Đây sẽ là ấn tượng đầu tiên về sản phẩm/dịch vụ trong nhận thức của người tiêu dùng.
Sẽ có 4 cách để đặt tên thương hiệu: Sử dụng những từ ngữ thông thường; Sử dụng từ ghép; Từ viết tắt; Sử dụng từ ngữ tự tạo. Ngoài ra, trong quá trình đặt tên thương hiệu, doanh nghiệp cần chú ý: tên thương hiệu cần ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc; có ý nghĩa và không trùng tên với các thương hiệu khác…
3.2. Biểu tượng thương hiệu (Logo)
Logo là một yếu tố quan trọng góp phần tăng nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp. Sẽ có nhiều cách thiết kế logo khác nhau, tuy nhiên doanh nghiệp có thể tham khảo 3 cách sau:
- Logo được cách điệu từ chính tên của thương hiệu
- Sử dụng một hình ảnh riêng của thương hiệu
- Logo kết hợp từ hình ảnh và tên của thương hiệu.
Đặc biệt, logo sẽ cần phải thể hiện được ý đồ thông điệp một cách hợp lý, cân bằng về màu sắc, có tính thẩm mỹ…
3.3. Khẩu hiệu thương hiệu (Slogan)
Slogan là một đoạn văn ngắn giúp truyền đạt thông tin, mô tả về thương hiệu theo một cách nào đó. Ngoài ra, Slogan còn giúp tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu hoặc giúp củng cố định vị thương hiệu.
Khi đặt khẩu hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý một vài điều:
- Slogan phải gợi nhớ ý nghĩa của thương hiệu và dễ nhớ.
- Khẩu hiệu cần thể hiện được sự khác biệt và tính cách của thương hiệu.
- Không nên sử dụng những khẩu hiệu sáo rỗng và chung chung.
3.4. Nhạc hiệu
Có thể hiểu, nhạc hiệu chính là việc sử dụng âm thanh để tăng cường khả năng nhận diện cho thương hiệu. Nhạc hiệu có thể được in sâu vào trí nhớ của khách hàng rất lâu nếu họ thường xuyên được nghe trong một giai đoạn.
Tùy thuộc vào đặc tính của thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ, nhạc điệu sẽ có giai điệu nhanh hoặc chậm, vui tươi hoặc trang trọng. Ví dụ: nếu là sản phẩm cho trẻ em thì nhạc điệu cần có giai điệu vui tươi. Nếu là sản phẩm cho gia đình thì giai điệu cần gần gũi và ấm áp.
3.5. Hình tượng thương hiệu
Hình tượng thương hiệu là cách sử dụng một linh vật để diễn đạt tính cách riêng biệt của thương hiệu. Đó có thể là hình vẽ, người thật hoặc vật thật. Việc sử dụng hình tượng thương hiệu giúp tạo thiện cảm giữa khách hàng với thương hiệu qua tính cách gần gũi hoặc dễ thương, thú vị của linh vật.
3.6. Bao bì sản phẩm
Bao bì sản phẩm chính là yếu tố quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu. Nó không chỉ có công dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm. Mà nó còn chưa đụng nhiều yếu tố tác động tới hành động mua hàng của khách hàng.
Bao bì sản phẩm cần được thiết theo tiêu chuẩn tạo được sự nhận biết thương hiệu qua hình thức, thiết kế, màu sắc và kiểu dáng. Đồng thời tiện lợi cho việc di chuyển và bảo vệ sản phẩm không bị hư hỏng.
Tùy thuộc vào đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc quyết định các yếu tố nền tảng của thương hiệu sao cho phù hợp.
Xem thêm bài viết >>> Thông Tin Cơ Bản Về Quảng Bá Thương Hiệu
4. Bước 4: Lên Kế Hoạch Quảng Bá Thương Hiệu
Bước tiếp theo của quy trình xây dựng thương hiệu đó là lên kế hoạch quảng bá thương hiệu. Một thương hiệu không thể thành công nếu như thiếu đi các hoạt động quảng bá. Để xây dựng được hình ảnh và niềm tin khách hàng với thương hiệu, doanh nghiệp cần phải có những chương trình Marketing hiệu quả.
Dựa vào chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn công cụ quảng bá thương hiệu phù hợp để phủ sóng thương hiệu. Nó sẽ phụ thuộc vào định hướng của doanh nghiệp về khả năng hiển thị của chính thương hiệu. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ để quảng bá như: Website, App Mobile, Social, Email, SMS…
Để việc quảng bá thương hiệu được hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý xây dựng những hoạt động truyền thông dựa trên hành trình trải nghiệm của khách hàng. Hành trình này sẽ gồm 5 bước: Nhận biết, chú ý, tìm hiểu, sử dụng và ủng hộ thương hiệu.
5. Bước 5: Đánh Giá Và Đo Lường Độ Mạnh Của Thương Hiệu
Quá trình xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và cần triển khai một cách linh hoạt và nhất quán. Trong thời gian triển khai thị trường có thể sẽ có nhiều thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả của quy trình xây dựng thương hiệu. Dựa vào đó, có những giải pháp điều chỉnh phù hợp.
Khi đánh giá hiệu quả của quá trình xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí: mức độ nhận diện thương hiệu, mức độ trung thành thương hiệu, doanh thu, thị phần…
Trên đây chính là quá trình xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp với 5 bước mà WINDSoft muốn giới thiệu. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu thành công.