Quá trình chuyển đổi số ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều này đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người dùng. Vì vậy, App Mobile đang dần đóng một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình mở rộng quy mô và hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, nổi bật nhất có thể kể đến Native App. Trong bài viết này, WINDSoft sẽ chia sẻ về Native App là gì, những ưu nhược điểm của nó và sự khác biệt giữa Native App với Web App và Hybrid App.
Mục lục
1. Native App Là Gì?
Native App (hay còn được gọi là ứng dụng gốc) là một chương trình phần mềm ứng dụng được lập trình để có thể sử dụng trên một nền tảng hoặc một thiết bị cụ thể và hệ điều hành của nó. Với mỗi hệ điều hành khác nhau, Native App sẽ được lập trình với từng ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: Những đơn vị thiết kế app chuyên nghiệp sẽ viết ứng dụng IOS bằng Swift hoặc Objective-C, với ứng dụng gốc cho Android bằng Java và trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows thì Native App sẽ được thiết kế bằng C#.
Được xây dựng để sử dụng trên một thiết bị cụ thể, Native App sẽ có khả năng sử dụng các phần mềm, phần cứng dành riêng cho thiết bị đó. Ứng dụng gốc cung cấp hiệu suất tối ưu và tận dụng được hầu hết các công nghệ mới nhất như GPS, Camera, Microphone…
2. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Native App
2.1. Ưu điểm
Hiệu suất vượt trội
Native App sẽ có hiệu suất vượt trội hơn những loại ứng dụng khác, bởi nó được thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình riêng của từng hệ điều hành. Nhờ vậy, ứng dụng gốc được tối ưu và vận hành hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và mang đến trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng.
Hạn chế lỗi
Để phát Native App đòi hỏi việc xây dựng từng Codebase riêng biệt cho mỗi nền tảng khác nhau. Ban đầu có thể tốn kém về chi phí, thời gian và công sức nhưng theo thời gian, việc này có thể giúp giảm thiểu rất nhiều lỗi phát sinh.
Không chỉ vậy, việc sử dụng Native App còn giúp dễ dàng truy cập bộ công cụ hữu ích phát triển phần mềm SDK. Từ đó, nhằm phát triển thêm ứng dụng và hỗ trợ người dùng truy cập nhanh chóng những tính năng của nền tảng mới.
Tối ưu giao diện và trải nghiệm của người dùng (UI/UX)
Native App có giao diện rất thân thiện với người dùng, nhất là với những người dùng mới có thể nhanh chóng làm quen và thao tác. Để đạt được ưu điểm này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo phát triển và tối ưu UI/UX trên từng nền tảng. Thông qua giao diện đơn giản và dễ dàng sử dụng, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái với ứng dụng của doanh nghiệp hơn.
Tính năng bảo mật
Tính năng bảo mật an toàn của Native App cực kỳ vượt trội, bời các hàng rào bảo vệ riêng biệt của các nền tảng. Đồng thời, Native App cũng không bị phụ thuộc vào bên thứ 3 mà sở hữu các giao diện lập trình API chính thức, được kiểm tra tính an toàn và toàn diện trên mỗi một phiên bản hệ thống khác nhau.
Ngoài ra, Native App an toàn vì nó có thể truy cập thông qua cửa hàng ứng dụng. Và để có thể xuất hiện trên App Store, các ứng dụng cần được phê duyệt và đảm bảo chính sách, độ tin cậy với cửa hàng ứng dụng.
Bản build nhẹ hơn
Native App còn có một ưu điểm nổi bật khác đó là dung lượng của bản build gọn nhẹ và ít tốn bộ nhớ của thiết bị.
2.2. Nhược điểm
Tốn nhiều thời gian phát triển
Về bản chất, Native App được phát triển với code riêng cho từng hệ điều hành khác nhau. Do đó, để lập trình được Native App sẽ yêu cầu một thời gian phát triển dài và đòi hỏi sự đầu tư về công sức, chất xám của các lập trình viên.
Thêm vào đó, trong quá trình nâng cấp và bảo trì, Native App cũng đòi hỏi nhiều thời gian và đòi hỏi sự chuyên môn cao từ các kỹ thuật viên.
Chi phí cao
Bởi vì phát triển riêng trên từng nền tảng và thiết bị khác nhau, nên chi phí lập trình Native App thường sẽ cao hơn so với Web App, Hybrid App.
Khó khăn khi xuất bản ứng dụng
Doanh nghiệp có thể xuất bản app trên cửa hàng ứng dụng nếu được phê duyệt. Quy trình phê duyệt này có thể phức tạp nếu như ứng dụng được xây dựng không đúng cách hoặc không phù hợp với chính sách của cửa hàng ứng dụng.
Xem thêm bài viết >>> Super App Là Gì: Định Nghĩa & Tiềm Năng Phát Triển
3. Một Vài Ví Dụ Về Native App
Các ứng dụng di động phổ biến nhất trên thị trường hầu như là Native App, tất cả chúng đều có chung đặc điểm như:
- Có sẵn trên cả thiết bị IOS và Android
- Được nhiều người sử dụng
- Có thể sử dụng các tính năng tích hợp của điện thoại
Ví dụ, ứng dụng đặt xe như: Grab, Be, Gojek,… có thể truy cập các tính năng như GPS, micro… Hoặc các ứng dụng truyền thông mạng xã hội: Facebook, Instagram,… có thể truy cập chức năng vị trí, máy ảnh, micro… Ngoài ra, còn có thể kể đến các ứng dụng âm nhạc (Spotify, App Music…), ứng dụng trò chơi (Liên Quân, Tốc Chiến,…)…
4. Phân Biệt Native App Với Web App Và Hybrid App
4.1. Điểm khác biệt chính của Native App với Web App
Web App là những ứng dụng web dùng để chỉ ứng dụng mà người dùng có thể truy cập từ trình duyệt trên máy tính hoặc điện thoại di động. Sau đây sẽ là điểm khác biệt chính giữa Native App so với Web App:
Chức năng
Web App chỉ cho phép người dùng quyền truy cập các tương tác được trình duyệt web (Google Chrome, Safari, Cốc Cốc…) hỗ trợ. Web App không thể truy cập vào các tính năng của thiết bị cho dù nó có các yếu tố thiết kế đa dạng.
Khác với Web App, Native App cho phép người dùng tương tác với hệ điều hành và phần cứng bên trong thiết bị. Bạn có thể cấp quyền truy cập các tính năng cho ứng dụng gốc như:
- Theo dõi vị trí của thiết bị
- Truy cập vào Micro, camera của di động
- Danh bạ liên hệ
- Các tính năng bảo mật như: quét vân tay, Face ID…
Trải nghiệm của người dùng
Do phụ thuộc nhiều vào trình duyệt nên các Web App có thể thiếu tính nhất quán trong quá trình trải nghiệm. Trên mỗi trình duyệt khác nhau, một số hình ảnh hoặc tính năng có thể khác nhau. Đồng thời, việc thay đổi các kích cỡ, cửa sổ trình duyệt sẽ làm ảnh hưởng đến giao diện và chức năng của Ứng dụng web (Web App).
Người dùng thường có trải nghiệm tốt hơn trên Native App. Bởi họ có thể tận dụng được nhiều hơn từ ứng dụng gốc. Ví dụ: Ứng dụng gốc sẽ mở ra toàn màn hình thiết bị, giúp người dùng tương tác thoải mái nhất. Ngoài ra, ứng dụng gốc còn có thể gửi thông báo đẩy tới người dùng.
Hiệu năng
Native App mang lại hiệu năng tốt hơn so với Web App. Ứng dụng web có thể chạy nhanh hơn và có tính tương tác hơn. Tuy nhiên, với ứng dụng gốc, người dùng cần phải tải xuống và cài đặt các bản cập nhật để đảm bảo ứng dụng hoạt động tối ưu.
Các Web App chạy chậm hơn và kém nhanh nhạy hơn. Nhưng nó mang lại cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hiệu năng.
Lập trình ứng dụng
Lập trình ứng dụng web đơn giản hơn, rẻ hơn và cần ít thời gian hơn so với ứng dụng gốc. Các Web App cũng dễ duy trì hơn vì bạn chỉ cần kiểm tra và cập nhật một mã cơ sở duy nhất.
Ngược lại, Native App sẽ cần một khoản tài chính lớn hơn. Bởi chúng cần đội ngũ có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển đa nền tảng. Ví dụ: Một lập trình viên chuyên về ứng dụng IOS gốc có thể không phải là lựa chọn tốt nhất để lập trình ứng dụng Android gốc.
Phạm vi tiếp cận
Phạm vi tiếp cận khách hàng của Web App hạn chế bởi người dùng cần có kết nối Internet để truy cập. Để sử dụng ứng dụng web trên điện thoại di động, người dùng cần mở trình duyệt trước khi truy cập. Ngược lại, bạn có thể phát triển những ứng dụng gốc hoạt động ngoại tuyến trên thiết bị người dùng. Ứng dụng gốc cũng dễ dàng được tìm thấy trên các cửa hàng ứng dụng (App Store, CH Play…), giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thông qua chiến dịch tiếp thị trên các cửa hàng ứng dụng.
4.2. Điểm khác biệt chính của Native App với Hybrid App
Hybrid App (Ứng dụng lai) thực tế là Native App và Web App được kết hợp với nhau. Nó là một ứng dụng có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành như IOS, Windows, Android,…
Tuy trông giống như một Native App nhưng thực sự Hybrid App được chạy trên website của công ty. Về cơ bản nó là một chương trình dựa trên web được đặt trong một vỏ Native App và được kết nối với phần cứng thiết bị.
Lập trình ứng dụng
Trong ứng dụng gốc, nhà phát triển phải viết lại tất cả các chức năng của ứng dụng bằng ngôn ngữ lập trình gốc của thiết bị. Trái lại, ứng dụng lai cho phép bạn viết chức năng của ứng dụng chỉ trong một mã cơ sở duy nhất. Sau đó, bạn có thể chứa mã của mình trong một shell hoặc bộ chứa ứng ứng dụng gốc nhẹ. Bằng cách này, bạn có thể tận dụng các tính năng gốc trong thiết bị di động như phần cứng, lịch, thông báo.
Chi phí phát triển
Hybrid App có thể đạt được hiệu suất và trải nghiệm người dùng tương tự như ứng dụng gốc, nhưng với chi phí thấp hơn. Thông qua việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình phổ biến như JavaScript, CSS và HTML5 để phát triển ứng dụng. Sau đó, thể tích hợp chúng với các khung phát triển ứng dụng lai như: Ionic, Cordova hoặc React Native. Quá trình này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm chi phí. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể đưa ứng dụng lên cửa hàng ứng dụng để mở rộng phạm vi tiếp cận và khả năng khám phá như Native App.
5. Phát Triển Native App
5.1. Phát triển Native App cho Android
Bạn có thể phát triển Native App cho Android bằng các ngôn ngữ lập trình: Java, Kotlin, Scala và C++. Ngoài ra, Google cũng cung cấp các công cụ phát triển Android nâng cao như:
- Android SDK (bộ phát triển phần mềm) đi kèm với Android Studio, IDE (môi trường phát triển tích hợp) chính thức cho Android
- Công cụ dòng lệnh cho Windows, Linux và Mac
- Firebase (nền tảng phát triển di động toàn diện)
- Android Jetpack (tập hợp các thành phần Android được tạo sẵn)
5.2. Phát triển Native App cho iOS
Để phát triển Native App cho iOS, bạn có thể tạo ứng dụng trong Objective-C hoặc Swift. Khác với Android, iOS có mã nguồn đóng, được tạo riêng cho phần cứng của Apple. Vậy nên, bạn sẽ cần một thiết bị Mac để phát triển Native App cho iOS.
Apple có nhiều công cụ và tài nguyên hữu ích mà bạn có thể sử dụng như:
- SDK iOS được tích hợp với khung giao diện người dùng Cocoa Touch
- Xcode, IDE chính thức để phát triển iOS
- Swift Playgrounds – một nền tảng học tập để phát triển Swift
- TestFlight – ứng dụng thử nghiệm beta trên iOS
6. Kết Luận
Trên đây chính là những chia sẻ về Native App là gì. Hy vọng rằng, bài viết này của WINDSoft đã mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về Native App là gì, ưu nhược điểm và sự khác nhau giữa Native App với Web App và Hybrid App. Để từ đó, có được lựa chọn tốt nhất cho mình trước khi bắt tay vào thiết kế app.
Nếu doanh nghiệp bạn có nhu cầu thiết kế App Mobile, hãy liên hệ ngay với WINDSoft qua Hotline: 098 707 5454 hoặc để lại thông tin để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay nhé!