Tiếp cận khách hàng luôn là yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển. Nếu như bài viết trước, WINDSoft đã chia sẻ tới bạn về những cách tiếp cận khách hàng hiệu quả. Ở bài viết này, hãy cùng WINDSoft tìm hiểu những khó khăn khi tiếp cận khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể gặp phải. Để doanh nghiệp bạn có thể cải thiện hiệu quả quy trình tiếp cận khách hàng của mình.
Mục lục
1. 5 Khó Khăn Khi Tiếp Cận Khách Hàng Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
1.1. Khó khăn trong việc nhận biết
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mới bắt đầu khởi nghiệp, đây sẽ là giai đoạn khó khăn nhất. Khi gặp phải rất nhiều thách thức như: cạnh tranh về vốn, kinh nghiệm kinh doanh, nguồn nhân lực, khó khăn khi tiếp cận khách hàng…
Khi mới bắt đầu, khách hàng có thể biết rất ít về thương hiệu của bạn. Điều này dẫn tới việc, họ tiếp cận thông tin về sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp một cách khá thụ động. Vì vậy, một doanh nghiệp còn non trẻ, ít khả năng quảng bá thương hiệu rộng rãi sẽ khó có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu.
1.2. Nguồn vốn còn hạn chế
Nguồn vốn hạn chế sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khi cố gắng tiếp cận khách hàng.
Để tiếp cận được tới nhiều khách hàng hơn, những doanh nghiệp mới cần thực hiện các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên nguồn vốn hạn chế cũng sẽ làm giảm khả năng quảng bá thương hiệu. Doanh nghiệp sẽ có khó thể đưa ra những thông điệp để thu hút khách hàng. Khi đó, những thông điệp được đưa ra thường không có độ phủ cao. Bởi chi phí đầu tư vào các phương tiện truyền thông đều bị hạn chế.
Bên cạnh đó, các chiến lược tiếp thị liên tục là yếu tố quan trọng để duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, cũng sẽ bị ảnh hưởng, gián đoạn bởi nguồn vốn hạn hẹp.
1.3. Thiếu thông tin khách hàng mục tiêu
Một khó khăn khác của các doanh nghiệp mới thường gặp khi tiếp cận khách hàng đó là thiếu thông tin khách hàng mục tiêu.
Thiếu thông tin khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp không thể hiểu rõ về sở thích, mong muốn, nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra, việc tiếp cận khách hàng gặp khó khăn hơn rất nhiều. Khi thiếu thông tin, doanh nghiệp có thể bị hạn chế khả năng tạo ra những nội dung quảng cáo, tiếp thị phù hợp. Nội dung không phù hợp sẽ không thể thu hút sự chú ý từ khách hàng. Đồng thời, thiếu đi thông tin khách hàng mục tiêu khiến doanh nghiệp không thể xác định đúng kênh tiếp cận và kênh tương tác với khách hàng. Từ đó, dẫn đến việc tiếp cận khách hàng tiềm năng không hiệu quả và tốn kém chi phí quảng cáo.
Để khắc phục được những khó khăn này, doanh nghiệp cần tập trung vào việc thu thập thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược tiếp thị dựa trên sự hiểu biết về họ.
1.4. Cạnh tranh gay gắt với những đối thủ cùng lĩnh vực
Một khó khăn khi tiếp cận khách hàng nữa đó là phải cạnh tranh gay gắt với những đối thủ cùng ngành.
Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng trở nên độc đáo và nổi bật thì mới có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp mới, việc cạnh tranh lại những doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường sẽ rất khó. Khi doanh nghiệp mới chưa thực sự được nhiều khách hàng biết tới. Do đó, quá trình tiếp cận khách hàng mới sẽ trở nên khó khăn hơn.
Để có thể tồn tại và thành công, việc tạo ra sự khác biệt trở nên cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp. Hãy tạo sự khác biệt từ sản phẩm/dịch vụ, chiến lược tiếp thị cho đến cách tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Và đây cũng là một chiến lược không thể thiếu để doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng trong môi trường kinh doanh đầy thách thức ngày nay.
Xem thêm bài viết >>> 5 Chiến Lược Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Sản Phẩm
1.5. Thiếu kênh quảng bá chuyên nghiệp
Với những doanh nghiệp mới, ngân sách còn hạn chế, việc thiếu các kênh quảng bá chuyên nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều này, không chỉ ảnh hưởng tới việc xây dựng nhận thức thương hiệu mà còn hạn chế khả năng tiếp cận, tương tác với khách hàng.
Nếu không có kênh quảng bá chuyên nghiệp, doanh nghiệp cần phải chú trọng vào các phương tiện quảng cáo trả phí, như quảng cáo online, quảng cáo truyền hình… Việc này có thể dẫn đến tăng chi phí quảng cáo mà không đảm bảo hiệu quả cao. Đồng thời, nó cũng làm giảm cơ hội thu thập dữ liệu và thông tin từ khách hàng.
Bên cạnh đó, khi các đối thủ có kênh quảng bá chuyên nghiệp sẽ có ưu thế cạnh tranh. Bởi họ có khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả hơn. Từ đó, làm giảm thị phần và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
2. Kế Hoạch Tiếp Cận Khách Hàng Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
Làm thế nào để việc tiếp cận khách hàng trở nên hiệu quả? Câu trả lời đó chính là doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch tiếp cận khách hàng rõ ràng và cụ thể:
Tìm hiểu khách hàng
Muốn tiếp cận được khách hàng, trước đó doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về khách hàng của mình một cách rõ ràng. Hãy xác định khách hàng của bạn là những ai? Họ đang ở đâu? Nhu cầu của họ là gì? Và khách hàng có những mong muốn nào?
Tìm hiểu và thấu hiểu những vấn đề khách hàng đang gặp phải
Doanh nghiệp cần tìm hiểu những vấn đề khách hàng gặp phải (Insight – nỗi đau của khách hàng). Quá trình này, giúp doanh nghiệp thấu hiểu hơn về khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp bạn cũng có thể xác định được cách tiếp cận với khách hàng trong tương lai sao cho hiệu quả.
Xây dựng một hành trình trải nghiệm khách hàng
Hãy xây dựng một hành trình khách hàng từ lúc họ biết tới sản phẩm/dịch vụ cho tới khi trở thành khách hàng thực sự. Dựa vào hành trình này, doanh nghiệp sẽ biết được mình cần đưa ra những hành động gì tiếp theo để thu hút và ghi điểm với khách hàng.
Xác định hành động
Ở bước này, bạn hãy đưa ra những hành động triển khai tiếp cận khách hàng theo một quy trình chuyên nghiệp.
Đo lường và đánh giá
Cuối cùng, bạn hãy đo lường và đánh giá kế hoạch tiếp cận khách hàng của mình có hiệu quả hay không. Nếu không hiệu quả, hãy điều chỉnh lại kế hoạch sao cho phù hợp với doanh nghiệp hơn.
3. Kết Luận
Thị trường kinh doanh luôn có nhiều biến động, vì vậy để tiếp cận khách hàng thành công, doanh nghiệp bạn cần có sự nhạy bén và linh hoạt. Để có thể bắt kịp thời cơ và hạn chế rủi ro. Hy vọng rằng, với những chia sẻ của WINDSoft ở trên đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn những khó khăn khi tiếp cận khách hàng mà doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải. Dựa vào đó, doanh nghiệp bạn sẽ đưa ra được những phương án giải quyết khó khăn phù hợp.