Mobile Marketing là gì? Mobile marketing đã trở thành một chiến lược quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua để chinh phục khách hàng ở thời đại số. Hãy cùng WINDSoft tìm hiểu sâu hơn về bí quyết chinh phục khách hàng thời đại số với Mobile marketing ở bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Mobile Marketing Là Gì?
Mobile Marketing là gì? Mobile Marketing (Tiếp thị qua điện thoại) là một tập hợp ứng dụng hỗ trợ để kết nối, tương tác giữa tổ chức, doanh nghiệp và khách hàng thông qua hệ thống mạng lưới các thiết bị di động.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của các thiết bị di động. Mobile marketing trở thành một hình thức truyền thông, quảng bá và giao tiếp mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Ước tính đến năm 2025 số lượng người dùng điện thoại thông minh trên thế giới sẽ đạt đến con số 7,34 tỷ.
Theo PwC (PricewaterhouseCoopers), năm 2022, hơn 70% doanh nghiệp đã sử dụng Mobile marketing như một phần quan trọng của chiến lược Marketing của họ.
Vậy nên Mobile Marketing là chiến lược không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp.
2. Các Hình Thức Mobile Marketing
Tin nhắn viễn thông (SMS/ MMS)
- Tin nhắn SMS (Short Message Services) là một giao thức viễn thông cho phép gửi các thông điệp dạng văn bản ngắn qua mạng không dây.
- Tin nhắn MMS (Multimedia Messaging Service) là một tiêu chuẩn dành cho các hệ thống nhắn tin trên điện thoại cho phép truyền đi những tin nhắn trong đó có chứa các phần tử đa phương tiện ví dụ: hình ảnh, video, âm thanh, văn bản định dạng,… mà không chỉ có ký tự như SMS.
So sánh tin nhắn SMS và tin nhắn MMS
Tiêu chí | SMS | MMS |
Tên đầy đủ | Short Message Services | Multimedia Messaging Service |
Loại nội dung | Text | Text, video, hình ảnh, âm thanh,… dung lượng lên tới 300KB |
Độ dài tin nhắn | 160 ký tự | 1600 ký tự |
Hình ảnh | Hiển thị dưới dạng liên kết | Hiển thị trực tiếp ở tin nhắn |
Chi phí | 250-350đ | 300-500đ |
Độ tương thích | Tương thích với mọi thiết bị | Cần có internet |
Ưu và nhược điểm của tin nhắn viễn thông
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Đa dụng |
|
|
Xác thực – bảo mật |
|
|
Ứng dụng Marketing |
|
Giao tiếp trường gần (NFC)
Giao tiếp trường – NFC (Near Field Communications) là công nghệ giao tiếp trường gần, sử dụng cảm ứng từ để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau, khoảng cách truyền dữ liệu ngắn chỉ 4cm. Vì vậy công nghệ NFC được xem là an toàn và thiết bị được trang bị NFC là điện thoại di động.
Công nghệ NFC ngoài lợi có lợi ích mang lại khả năng tương tác và trải nghiệm người dùng tốt nhất khi khách hàng mua sắm, sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Mà chắc chắn sẽ là xu hướng trong hoạt động tiếp thị trực tiếp với khách hàng.
Bạn cũng có thể hiểu công nghệ NFC khá giống công nghệ quét QR nhưng bạn sẽ được kết nối ngay lập tức mà không cần mở camera hay ứng dụng để quét.
Ví dụ về ứng dụng NFC:
- Kết nối: Laptop, tivi, điện thoại khác,…
- Thanh toán điện tử: Apple pay, Samsung Pay
- Mã khóa, chìa khóa: Mở cửa nhà, phòng, vật dụng khác,…
- Nhận diện cá nhân: Chấm công, check-in,…
Mã QR Code
Mã QR (Quick Response) là loại mã vạch 2D bao gồm các điểm đen trên nền trắng. Mã có thể đọc bằng điện thoại với sự hỗ trợ của camera hay máy đọc mã vạch. Và sau khi quét, mã QR sẽ điều hướng người dùng đến trang đích hoặc yêu cầu thực hiện một hành động cụ thể. QR rất được người dùng ưa chuộng, vậy nên đây là hình thức Mobile marketing mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.
Wifi Marketing
Wifi Marketing là hinh thức quảng cáo thông qua wifi. Dựa trên truy cập của người dùng thông qua hình thức đăng nhập wifi để quảng bá hình ảnh, dịch vụ của doanh nghiệp đến người truy cập wifi. Và người dùng sẽ sử dụng miễn phí sau khi thực hiện các hình thức đăng nhập. Những thông điệp quảng bá có thể được lồng vào các hình thức đăng nhập wifi là:
- Click vào banner
- Xem video
- Thực hiện khảo sát
- Truy cập bằng mã mua hàng
- Truy cập bằng mạng xã hội
- Truy cập bằng OTP
- Truy cập bằng tài khoản internet khác
- …
Lợi ích của Wifi Marketing
Đối với khách hàng | Đối với doanh nghiệp |
|
|
Mobile App
Mobile App là phần mềm ứng dụng được thiết kế và phát triển chạy trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị di động khác. Các ứng dụng có thể có sẵn trên điện thoại thông minh hoặc trên các nền tảng phân thối ứng dụng và kho tải ứng dụng.
Cửa hàng ứng dụng đều được điều hành bởi các chủ sở hữu hệ điều hành di động như: App Store, Google Play,… Có một số ứng dụng được tải miễn phí và có một số ứng dụng phải mua.
Để tìm một đối tác phát triển ứng dụng di động hiện nay không hề khó, nhưng để tìm được một đối tác uy tín, chuyên nghiệp thì bạn nên chọn công ty nào?
WINDSoft tự hào là đối tác uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ phát triển app, viết ứng dụng di động đa nền tảng chất lượng, chuyên nghiệp. Với 6 năm hoạt động trong nghề, trải qua hơn 1000 dự án chất lượng đa ngành nghề, cam kết tạo ra sản phẩm hài lòng 100% với yêu cầu, mong muốn của khách hàng. WINDSoft chúng tôi hân hạnh được đồng hành cùng bạn.
Nhận tư vấn miễn phí về dịch vụ Mobile App của WINDSoft với 6 năm uy tín!
Mobile Internet
Mobile Internet là khái niệm về hành vi sử dụng điện thoại di động truy cập vào Internet bằng trình duyệt web trên di động hoặc truy cập vào các nền tảng dịch vụ khác.
Có 3 loại Mobile Internet phổ biến:
- Mobile Web: Là website thiết kế thân thiện với thiết bị di động và có thể mở rộng cho mọi thiết bị có kích thước khác từ máy tính để bàn, laptop, máy tính bảng đến điện thoại di động.
- Mobile Search (Tìm kiếm di động) là hành vi tìm kiếm của người dùng sử dụng nền tảng thiết bị di động hoặc thiết bị cầm tay có kết nối internet trên các công cụ tìm kiếm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Mobile Search: Place Search, Organic Search, Paid Search (Google Adwords), cần bổ sung kỹ thuật và chiến lược để thích ứng với xu hướng tìm kiếm trên Mobile, từ đó có thể khai thác tối đa, hiệu quả của tiếp thị di động.
- Mobile Social: Là mạng xã hội nơi những người có chung sở thích gặp gỡ và trò chuyện bằng điện thoại di động hoặc máy tính bảng thông qua trình duyệt web trên di động hoặc các ứng dụng mạng xã hội.
Mobile Location – Based
Mobile Location – Based là hình thức Mobile Marketing sử dụng chức năng GPS trên điện thoại thông minh để hiển thị các chương trình khuyến mãi và nội dung liên quan dựa trên vị trí của người dùng. Theo MarTech Series, 83% nhà tiếp thị đã thành công hơn khi áp dụng chương trình khuyến mãi dựa trên vị trí. Chiến lược này mang lại nhiều tương tác và phản hồi tích cực hơn, bởi vì nó tạo ra sự phù hợp với vị trí và hoạt động của người dùng trên thiết bị di động.
Mobile ADS network
Mobile ads là bất kỳ loại quảng cáo nào được phân phối trên thiết bị di động, smartphone hoặc máy tính bảng. Loại quảng cáo này có thể xuất hiện trên điện thoại thông qua mạng xã hội, app, game, SMS, video livestream, mobile web… Hiện nay, người dùng dành nhiều thời gian trên smartphone hơn là xem truyền hình, do đó các thương hiệu phải tạo ra các chiến dịch phù hợp với nhu cầu đó.
Ưu điểm của mobile ads đối với doanh nghiệp:
- Đối tượng rộng hơn: người sử dụng điện thoại để truy cập internet nhiều hơn là máy tính, mobile ads giúp dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng.
- Giá mỗi nhấp chuột (CPC) rẻ hơn
- Dễ dàng nhắm mục tiêu địa lý hơn
- Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn: Mobile ads có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn 50% so với máy tính bảng và máy tính để bàn.
3. Tầm Quan Trọng Của Mobile Marketing
Triển khai Mobile Marketing là xu thế giúp nhà tiếp thị tiếp cận được thị trường mục tiêu, khách hàng tiềm năng tốt nhất. Mobile Marketing quan trọng bởi:
Mobile Marketing giúp tăng mức độ tương tác và trải nghiệm
Mobile Marketing cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, qua các thiết bị di động mà họ luôn mang theo. Doanh nghiệp có thể gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng, giới thiệu sản phẩm,… đến khách hàng. Từ đó tăng mức độ tương tác và cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Mobile Marketing xây dựng lòng trung thành
Thông qua các ứng dụng di động, chương trình khách hàng thân thiết, thông báo đẩy và các hình thức tương tác khác, doanh nghiệp có thể xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng. Việc cung cấp giá trị liên tục và thường xuyên thông qua điện thoại di động giúp duy trì và tăng cường lòng trung thành của khách hàng.
Mobile Marketing dựa trên vị trí chính xác
Mobile Marketing có thể tận dụng công nghệ định vị GPS để gửi thông điệp quảng cáo dựa trên vị trí cụ thể của người dùng. Điều này cho phép doanh nghiệp cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi và thông tin có liên quan ngay tại thời điểm và vị trí mà người dùng có thể dễ dàng tiếp nhận và hành động.
4. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Mobile Marketing
Mobile Marketing có rất nhiều lợi ích nổi bật nhưng bên cạnh những ưu điểm đó vẫn còn có nhiều nhược điểm:
Ưu điểm
- Mobile marketing là công cụ tiếp thị, gia tăng doanh số.
- Giúp tăng sự hiện diện của thương hiệu.
- Có sự tương tác cao.
- Giúp tăng lòng trung thành của khách hàng.
- Cải thiện dịch vụ khách hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
- Thu thập thông tin chi tiết của khách hàng.
Nhược điểm
- Mobile marketing có thể có rủi ro về bảo mật thông tin.
- Có tính năng theo dõi vị trí người dùng.
- Nhiều loại điện thoại khác nhau nên có khả năng khác nhau.
5. Cách Triển Khai Mobile Marketing Hiệu Quả
Bước 1: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Để có thể đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược cụ thể để đáp ứng nhu cầu khách hàng,… tốt hơn so với đối thủ. Vậy nên, bạn cần nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh để đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó, rút ra nhận xét để tạo ra những cơ hội, thách thức, giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Bạn có thể nghiên cứu khách hàng mục tiêu bằng 2 cách:
- Dựa trên 3 tiêu chí: Nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi.
- Dựa theo mô hình 5W1H: What, When, Why, Where, Who và How.
Bước 2: Xác định mục tiêu chiến dịch
Bạn cần xác định rõ mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được khi triển khai chiến dịch Mobile Marketing. Doanh nghiệp nên xác định mục tiêu của chiến dịch theo mô hình SMART để có được mục tiêu chi tiết nhất có thể:
- S: Specific: Cụ thể
- M: Measurable: Đo lường được
- A: Attainable: Tính khả thi
- R: Relevant: Tính liên quan
- T: Time: Thời gian
Bước 3: Lựa chọn hình thức Mobile Marketing
Dựa trên 8 hình thức Mobile Marketing ở trên và tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách của doanh nghiệp bạn có thể chọn lựa 1 hình thức phù hợp để triển khai. Nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch Mobile Marketing bạn nên sử dụng kết hợp các hình thức với nhau.
Bước 4: Triển khai
Sau khi đã nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu khách hàng mục tiêu và đưa ra mục tiêu chi tiết, lựa chọn hình thức Mobile Marketing doanh nghiệp cần lên kế hoạch để triển khai. Dựa vào file kế hoạch doanh nghiệp có sẽ triển khai theo đúng giai đoạn, đúng hướng,.. Từ đó mang lại kết quả tốt cho chiến dịch Mobile Marketing của doanh nghiệp.
Bước 5: Chọn kênh tiếp thị
Tiếp theo khi đã triển khai xong, doanh nghiệp lựa chọn kênh tiếp thị để quảng bá sản phẩm của chiến dịch Mobile Marketing đến với khách hàng. Việc lựa chọn kênh tiếp thị giúp doanh nghiệp gia tăng được số lượng người biết đến doanh nghiệp, biết đến chiến dịch của doanh nghiệp từ đó tạo cho bạn được tệp khách hàng trung thành.
Bước 6: Phân tích và đo lường hiệu quả
Cuối cùng là theo dõi và phân tích, đo lường hiệu quả. Doanh nghiệp sử dụng các công cụ liên quan đến chiến dịch, kênh tiếp thị để đo lường số liệu cụ thể. Tiếp theo đó dựa vào mục tiêu, KPI để đưa ra hiệu quả của chiến dịch. Từ đó, đưa ra giải pháp cải tiến để chiến dịch hoàn thiện hơn.
6. Ví Dụ Mobile Marketing Của Vinamilk
Vinamilk là một thương hiệu sữa được mọi người chọn mua và tin dùng nhiều nhất tại Việt Nam. Để được như ngày hôm nay Vinamilk đã có những chiến lược Marketing thành công. Và không thể không kể đến Mobile Marketing. Những hình thức Mobile marketing mà Vinamilk đã sử dụng là:
- Mobile app
- Mobile Internet
- Mobile ADS network
- …
7. Kết Luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về Mobile Marketing là gì, các hình thức Mobile Marketing, cách triển khai và 1 vài ví dụ về Mobile Marketing mà WINDSoft muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng, doanh nghiệp bạn có thể triển khai Mobile Marketing một cách thành công.